Khoảnh khắc tên lửa Iskander Nga tập kích tiêm kích MiG-29 Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Truyền thông Nga công bố video cuộc tấn công bằng tên lửa chiến thuật Iskander-M nhằm vào một tiêm kích MiG-29 của không quân Ukraine tại tỉnh Dnipro.

Tài khoản The_Wrong_Side trên Telegram chuyên đăng tư liệu về các đòn tập kích của Nga tại Ukraine hôm nay công bố video ghi lại cận cảnh tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M tấn công phá hủy chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine nhằm vào căn cứ không quân Aviatorskoe thuộc sân bay quốc tế Dnipro.

Khoảnh khắc tên lửa Iskander Nga tập kích tiêm kích MiG-29 Ukraine ảnh 1

Khoảnh khắc tên lửa Iskander Nga tập kích tiêm kích MiG-29 Ukraine

Trong video, UAV trinh sát Nga theo dõi bãi đỗ, phát hiện mục tiêu là tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 Ukraine nằm dưới bạt ngụy trang gần đầu đường băng phía đông sân bay. Tên lửa đạn đạo Iskander-M sau đó lao xuống, kích hoạt đầu đạn trên không để gây thiệt hại tối đa. Quầng lửa lớn trùm xuống khu vực bạt ngụy trang, lượng lớn mảnh văng cũng bao phủ bãi đỗ xung quanh.

Khoảnh khắc tên lửa Iskander Nga tập kích tiêm kích MiG-29 Ukraine

Trang tin RusVesna của Nga nói rằng đòn tập kích đã phá hủy hoàn toàn tiêm kích MiG-29 và khiến 15 quân nhân, kỹ thuật viên Ukraine thiệt mạng. Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine chưa bình luận về thông tin này.

Sân bay Dolgintsevo thuộc tỉnh Dnipro của Ukraine.
Sân bay Dolgintsevo thuộc tỉnh Dnipro của Ukraine.

Căn cứ không quân Aviatorskoe nằm cách tiền tuyến gần 100 km, từng ba lần hứng chịu các đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo Iskander-M trong tháng 4 và tháng 8, khiến ít nhất 5 tiêm kích MiG-29 bị phá hủy hoàn toàn.

MiG-29 là loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 do Nga thiết kế, chế tạo cho vai trò chiếm ưu thế trên không. Được phát triển vào thập niên 1970 bởi Phòng thiết kế Mikoyan, nó bắt đầu đi vào hoạt động trong Không quân Xô viết vào năm 1983 để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích của Hoa Kỳ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet.

Tới nay, đã có khoảng 1.600 chiếc được sản xuất, 900 trong số đó để xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.