Tìm cho ra “gốc” nợ

Tìm cho ra “gốc” nợ

ANTĐ - Gánh nặng lớn nhất, có tính chất quyết định sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong năm 2013 là có khả năng xử lý được nợ xấu hay không. Đến nay vẫn chưa biết rõ lấy từ đâu ra nguồn tiền để giải quyết nợ xấu lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Cuối tháng 12 năm ngoái, Chính phủ đã họp bàn về đề án xử lý nợ xấu, trong đó có việc thành lập công ty mua bán nợ với tên gọi Công ty Quản lý tài sản Việt Nam.
“Tính sổ” các tập đoàn

“Tính sổ” các tập đoàn

ANTĐ - Có lẽ chưa bao giờ những yếu kém, khuyết tật của khu vực doanh nghiệp nhà nước được “giải phẫu” triệt để, sâu sắc như năm qua. Sau khi công khai sai phạm tại một số tập đoàn và tổng công ty “anh cả”, hiệu quả hoạt động và những khoản nợ lớn của khu vực kinh tế chủ đạo dần được hé lộ trong năm 2012. Bước sang năm 2013, quyết tâm tái cơ cấu khối doanh nghiệp đầu tàu này lại càng được đặt ra một cách quyết liệt, mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu

ANTĐ - Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước cũng như giải trình trước Quốc hội của Thống đốc Ngân hàng, số nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng ước khoảng 8,6-10% trên tổng dư nợ (khoảng 2,5 - 2,8 triệu tỷ đồng). Tuy vậy, các đại biểu Quốc hội và người dân vẫn cần những số liệu cụ thể hơn về “sức khỏe” của các tổ chức tín dụng, yếu đến mức độ nào, cần “thuốc bổ” hay “thuốc cấp cứu”. Đó là ý kiến của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Thảm họa nợ xấu và những giải pháp cương quyết

Thảm họa nợ xấu và những giải pháp cương quyết

ANTĐ - Vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu không còn xa lạ đối với các nền kinh tế thị trường. Bất cứ một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nào cũng dẫn đến hậu quả nợ xấu tăng cao, tạo thành gánh nặng, nhiều khi làm tan vỡ tất cả mọi biện pháp khôi phục sự phát triển kinh tế. Tại thời điểm này, nền kinh tế chúng ta, nợ xấu đã trở thành thảm họa chưa và nếu đã là thảm họa thì khắc phục nó như thế nào? 
Mỹ chi 40 tỷ USD để thúc đẩy nền kinh tế

Mỹ chi 40 tỷ USD để thúc đẩy nền kinh tế

ANTĐ - Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED sẽ chi 40 tỷ USD mỗi tháng để mua các khoản nợ thế chấp, nhằm kích thích tăng trưởng và giảm thất nghiệp. Quá trình này sẽ bắt đầu từ ngày 20/9 tới và dự kiến bơm 23 tỷ USD vào thị trường trong tháng 9.
Nợ công, không thể coi nhẹ

Nợ công, không thể coi nhẹ

ANTĐ - Nếu đem “cân đong” giữa nợ công của Việt Nam với các nước đang “nặng nợ”, thì gánh nợ công của nước ta không phải là vấn đề quá lo ngại. Tuy vậy, báo cáo: “Nợ công Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc thực hiện đã nhận định rằng, những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước, mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả là “mầm mống” đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam.
Nợ xấu: Báo động nhưng chưa... nguy kịch

Nợ xấu: Báo động nhưng chưa... nguy kịch

ANTĐ - Hôm qua, 21-8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH 
Phạm Thị Hải Chuyền đã trả lời chất vấn các ĐBQH tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Càng giấu, nợ càng xấu

Càng giấu, nợ càng xấu

ANTĐ - Lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ lệ nợ xấu chiếm tới 8,6% tổng dư nợ tín dụng. Còn theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến 31-3-2012 nợ xấu là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ. Vì sao con số lại chênh lệch lớn đến vậy?
Nợ cũ vẫn “gánh” lãi suất cao

Nợ cũ vẫn “gánh” lãi suất cao

ANTĐ - Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng giảm nợ cũ cho khách hàng về dưới 15%/năm và nhiều ngân hàng đã công bố giảm lãi suất theo yêu cầu nhưng phía doanh nghiệp cho biết lãi suất vẫn ở mức cao.
Dùng nợ mua lại nợ

Dùng nợ mua lại nợ

ANTĐ - Vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại hiện nay đã được ví như “cục máu đông” làm tắc nghẽn huyết mạch tín dụng không chỉ của hệ thống ngân hàng mà cả doanh nghiệp và nền kinh tế. Với bối cảnh hiện tại, cả “con nợ” và chủ nợ đều rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ thành lập công ty mua bán nợ xấu với số vốn 100.000 tỷ đồng để mua lại nợ xấu. Vậy công ty này sẽ hoạt động như thế nào, cơ chế ra sao?

Nợ xấu khủng khiếp đòi hỏi những quyết sách lớn

Nợ xấu khủng khiếp đòi hỏi những quyết sách lớn

ANTĐ - “Một quả bom” tài chính đã nổ đầu tháng 7-2012, khi Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) công bố số liệu vay nợ ngân hàng của các dự án bất động sản. Báo cáo "bất ngờ" này đã cung cấp cho giới đầu tư, và đặc biệt là người dân, một cái nhìn toàn diện hơn về nợ của khối xây dựng và bất động sản và nợ xấu của các ngân hàng… 
"Vay nóng" nở rộ ở Anh

"Vay nóng" nở rộ ở Anh

ANTĐ - Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nhiều người dân Anh đã phải "vay nóng" để trang trải cho các chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều người không ngờ rằng mình đã bị rơi vào vòng xoáy nợ nần. Kinh tế nước Anh khó khăn nhưng lại có một lĩnh vực vẫn phát triển mạnh, đó là những công ty cho vay ngắn hạn.

Bất động sản Mỹ trong vòng xoáy luẩn quẩn

Bất động sản Mỹ trong vòng xoáy luẩn quẩn

ANTĐ - Dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 vẫn tiếp tục ảnh hưởng cho đến ngày hôm nay và có thể còn tiếp tục trong thời gian tới. Có rất nhiều lý do gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử từ năm 1930, trong đó sự đổ vỡ trong ngành bất động sản của nước Mỹ có lẽ là lý do chủ đạo và đáng quan tâm nhất, tạo ra hiệu ứng đô-mi-nô tác động tới toàn cầu. Ba lý do chính gây ra sự đổ vỡ của nền kinh tế Hoa Kỳ nằm ở chính sách không hợp lý, sự tham lam của các ngân hàng và sự mù quáng của dân chúng.
Nợ khó trả, khó đòi

Nợ khó trả, khó đòi

ANTĐ - Trước mắt, nợ công của nước ta ở ngưỡng an toàn vì cơ cấu nợ công hiện nay chủ yếu là nợ dài hạn, có thời gian ưu đãi và lãi suất thấp. Song những tổ chức tài chính quốc tế không thể cho ta vay mãi với thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp. Họ sẽ cho vay với thời gian ngắn hơn và lãi suất cao hơn. Vay trong nước cũng thế, không thể vay dài hạn mà chủ yếu là vay trung hạn. Vay nợ không thể thoải mái như trước. Phải tính tới chuyện trả nợ cũ và trả nợ mới, trong đó nợ mới có lãi suất cao, số tiền chi cho trả nợ sẽ không còn được như vừa qua. Cho nên, ngay từ bây giờ khi nợ công còn trong ngưỡng an toàn thì phải tính toán cho tương lai.
Kodak đệ đơn bảo hộ phá sản

Kodak đệ đơn bảo hộ phá sản

ANTĐ - Công ty phim ảnh nổi tiếng toàn cầu Kodak với 132 năm lịch sử đã phải trả giá cho thất bại trên thị trường ảnh kỹ thuật số khi chính thức nộp đơn xin phá sản.
Những khoản nợ khó đòi

Những khoản nợ khó đòi

ANTĐ - Từng là một doanh nghiệp chủ lực trực thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo cung cấp thiết bị dạy học cho cả nước, thế nhưng thời gian gần đây Công ty cổ phần Thiết bị giáo dục 1 phải đối mặt với khá nhiều cáo buộc “xù nợ” khi huy động vốn của cán bộ, nhân viên nhưng không chịu thanh toán.
Nhận diện và tái cấu trúc

Nhận diện và tái cấu trúc

ANTĐ - Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hay bất kỳ một hệ thống nào cũng cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Cần trả lời được câu hỏi “Tại sao phải tái cấu trúc, lĩnh vực nào phải tái cấu trúc?”. Cũng cần phải trả lời được câu hỏi là các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào sau quá trình tái cấu trúc, cách thức xử lý các khoản nợ xấu. Không chỉ ở số tiền to hay nhỏ mà còn là khả năng thu hồi vốn. Do vậy, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần hiểu như một nhu cầu tự thân. 
Cần minh bạch các khoản lỗ của EVN

Cần minh bạch các khoản lỗ của EVN

ANTĐ - Chỉ trong gần 1 tháng đã hai lần Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề nghị cho phép điều chỉnh giá điện. Lỗ là lý do chính để ngành này đề nghị tăng giá điện. Tuy nhiên, điều khiến dư luận bất bình là sự thiếu  minh bạch về những khoản lỗ của EVN. Lỗ như thế nào, lỗ do dâu? Và ai là người phải gánh cái lỗ ấy.  EVN, Nhà nước, hay người dân?