- Hà Nội: Nhân rộng mô hình "không phong bì" ở Trung tâm kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội
- Bị bỏng do sưởi ấm, cụ ông tử vong vì đến nhà thầy lang bôi thuốc
- Hà Nội khuyến khích bệnh viện công đầu tư theo hình thức PPP
Bác sĩ lấy vạt da sụn vành tai để tái tạo mũi cho bệnh nhân (Ảnh: GS.BS Trần Thiết Sơn)
Theo thông tin từ GS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ - Bệnh viện Xanh Pôn, bệnh nhân nữ kể trên bị tổn thương ở mũi đã thành sẹo. Ngoài cánh mũi 2 bên, đầu mũi và trụ mũi đã bị mất gần hoàn toàn, phần còn lại của mũi bệnh nhân cũng bị co kéo, dính, khiến lỗ mũi bị thu hẹp hơn bình thường.
Nhận lời phẫu thuật cho bệnh nhân, GS.TS Trần Thiết Sơn xác định đây là một ca phức tạp, cần tiến hành vi phẫu tỉ mỉ.
Cuộc phẫu thuật kéo dài trong 8 tiếng đồng hồ, kíp phẫu thuật gồm 6 phẫu thuật viên đã thực hiện chuyển một phần da và sụn vành tai để nối ghép và tái tạo đầu, trụ và cánh mũi cho bệnh nhân sao cho giống với mũi tự nhiên nhất.
Đây là một kỹ thuật vi phẫu rất khó, đến nay vẫn là thách thức lớn đối với các phẫu thuật viên trong nước và quốc tế. Hơn nữa, với ca phẫu thuật này, bệnh nhân mất hoàn toàn đầu mũi nên vạt da cần để tạo hình phải rất lớn, lấy hoàn toàn trên vành tai một bên sẽ không đủ để tái tạo toàn bộ đầu mũi, cánh mũi và trụ mũi.
Vì thế, trong quá trình mổ, các bác sĩ đã sáng tạo lấy thêm vùng da ở phía trước tai để tạo hình cánh mũi bên kia cho bệnh nhân.
Kết quả ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Hiện sau phẫu thuật, mũi bệnh nhân đang dần ổn định, hình dạng mũi tự nhiên, màu sắc cũng gần với màu da xung quanh. So với trước đây, bệnh nhân không chỉ cải thiện chức năng thẩm mỹ mà chức năng hô hấp cũng tốt hơn.
Được biết, việc sử dụng một phần vành tai để tái tạo khuyết mũi cho đến nay chưa có tiền lệ trên thế giới. Những thông báo trên y văn thế giới mới dừng lại việc tái tạo cánh mũi.