Khám phá "sát thủ diệt hạm" LRASM mới của hải quân Mỹ

ANTĐ -Trong nhiều thập kỉ qua, lựa chọn về vũ khí chống hạm của quân đội Mỹ luôn là tên lửa Harpoon do Boeing sản xuất, tuy nhiên, điều này sắp sửa thay đổi do sự xuất hiện của Tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM).

Như tên lửa Harpoon, LRASM được phát triển do sự cần thiết. Harpoon xuất hiện nhằm chống lại các hệ thống phòng không của Liên-xô và đến nay, LRASM sẽ được sử dụng để đối phó với sự phát triển nhanh chóng của hạm đội hải quân Trung Quốc.

LRASM có rất nhiều điểm chung với loại vũ khí mà nó sẽ thay thế. Harpoon và LRASM đều có các hệ thống điện tử nhằm hướng đầu đạn tới mục tiêu ở khoảng cách xa.

Tên lửa chống hạm LRASM của Mỹ sẽ có khả năng dò tìm ra mục tiêu ở khoảng cách xa

Tuy nhiên, sự khác biệt lớn giữa 2 loại tên lửa là khả năng tự chủ và tầm bắn. LRASM giống như một vật thể bay thông minh, tàng hình trước radar và có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 370km. Các hệ thống  được trang bị trên LRASM cho phép nó có thể xác định mục tiêu mà không cần tín hiệu tình báo từ trước cũng như các công nghệ hỗ trợ như GPS.

Theo kế hoạch của hải quân Mỹ, họ sẽ trang bị LRASM trên những chiếc tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet nhằm nâng cao hiệu quả tác chiến trên biển từ năm 2019. Đây là tên lửa được phát triển dựa theo tên lửa không đối đất JASSM, hay còn gọi là “sát thủ diệt khủng bố” nhờ khả xuyên phá boong-ke. 

Đoạn video mô phỏng khả năng tấn công của LRASM: