Khám phá phi cơ chuyên đánh hơi hạt nhân Mỹ vừa điều tới bán đảo Triều Tiên

ANTD.VN - Tờ Nikkei của Nhật Bản cho biết, chiếc máy bay WC-135 đã tới Nhật Bản, được biết đây là loại phi cơ chuyên dụng để dò tìm và phát hiện phóng xạ. Máy bay này có thể thu thập các mẫu không khí cũng như các mảnh vụn sau các vụ nổ hạt nhân. Đây là động thái mới nhất của Mỹ thể hiện trong bối cảnh Triều Tiên cương quyết sẽ thử hạt nhân lần 6.
WC-135 Phoenix là chiếc máy bay chuyên dụng đặc biệt của Không lực Mỹ, nhiệm vụ của nó là đánh hơi để phát hiện phóng xạ, hay các vụ thử hạt nhân. Đây cũng là loại máy bay duy nhất trên thế giới thực hiện nhiệm vụ này.
WC-135 Phoenix là chiếc máy bay chuyên dụng đặc biệt của Không lực Mỹ, nhiệm vụ của nó là đánh hơi để phát hiện phóng xạ, hay các vụ thử hạt nhân. Đây cũng là loại máy bay duy nhất trên thế giới thực hiện nhiệm vụ này. 
Được phát triển từ máy bay C-138 Stratolifter, WC-135 có chuyến bay đầu tiên vào năm 1965. Tổng cộng có 11 chiếc máy bay loại này được chế tạo, và hiện nay vẫn còn 2 chiếc đang hoạt động tích cực trong Không lực Mỹ.
Được phát triển từ máy bay C-138 Stratolifter, WC-135 có chuyến bay đầu tiên vào năm 1965. Tổng cộng có 11 chiếc máy bay loại này được chế tạo, và hiện nay vẫn còn 2 chiếc đang hoạt động tích cực trong Không lực Mỹ.
Mỹ mời dội mưa tên lửa vào Syria sau khi cáo buộc chính quyền nước này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho vụ tấn công bằng vũ khí hóa học giết chết hàng trăm thường dân. Động thái này được cho là quyết đoán hơn của tổng thống Trump so với người tiền nhiệm Obama.
Mỹ mời dội mưa tên lửa vào Syria sau khi cáo buộc chính quyền nước này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho vụ tấn công bằng vũ khí hóa học giết chết hàng trăm thường dân. Động thái này được cho là quyết đoán hơn của tổng thống Trump so với người tiền nhiệm Obama.
Cuộc tấn công Syria cũng gửi thông điệp tới Triều Tiên, khi nước này vẫn theo đuổi tham vọng vũ khí hạt nhân bất chấp lệnh trừng phạt từ của LHQ. Việc Triều Tiên quyết vẫn quyết định sẽ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 khiến tình hình trong khu vực cực kỳ căng thẳng.
Cuộc tấn công Syria cũng gửi thông điệp tới Triều Tiên, khi nước này vẫn theo đuổi tham vọng vũ khí hạt nhân bất chấp lệnh trừng phạt từ của LHQ. Việc Triều Tiên quyết vẫn quyết định sẽ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 khiến tình hình trong khu vực cực kỳ căng thẳng. 
Sau khi điều biên đội tàu sân bay với nòng cốt là tàu sân bay có thể mang tối đa 90 máy bay chiến đấu, tuần dương hạm hạt nhân, khu trục hạm mang tên lửa hành trình tomahawk, tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu tiếp liệu tới vùng biển giáp danh với Triều Tiên, việc điều máy bay thám thính hạt nhân tới khu vực này là động thái mới nhất của Mỹ.
Sau khi điều biên đội tàu sân bay với nòng cốt là tàu sân bay có thể mang tối đa 90 máy bay chiến đấu, tuần dương hạm hạt nhân, khu trục hạm mang tên lửa hành trình tomahawk, tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu tiếp liệu tới vùng biển giáp danh với Triều Tiên, việc điều máy bay thám thính hạt nhân tới khu vực này là động thái mới nhất của Mỹ.
WC-135 được tướng Dwight D. Eisenhower phê chuẩn và đưa vào sử dụng, khi ông giao cho lực lượng không quân chịu trách nhiệm phát hiện các vụ nổ nguyên tử trên toàn thế giới. Nhiệm vụ ban đầu được giao cho các máy bay WB-29, nhưng được hoán đổi sang WB-50 và cuối cùng là những chiếc WC-135 vẫn đang hoạt động cho đến ngày nay.
WC-135 được tướng Dwight D. Eisenhower phê chuẩn và đưa vào sử dụng, khi ông giao cho lực lượng không quân chịu trách nhiệm phát hiện các vụ nổ nguyên tử trên toàn thế giới. Nhiệm vụ ban đầu được giao cho các máy bay WB-29, nhưng được hoán đổi sang WB-50 và cuối cùng là những chiếc WC-135 vẫn đang hoạt động cho đến ngày nay.
Kể từ đó, WC-135 thường xuyên thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu không khí. Chiếc máy bay này đóng vai trò quan trọng trong việc theo dấu các mảnh vỡ phóng xạ sau thảm họa tại nhà máy hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô năm 1986. WC-135 cũng từng được triển khai đến Nhật Bản vào năm 2011, sau khi lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima tan chảy sau thảm họa động đất và sóng thần. Chúng cũng được điều đến căn cứ không quân Anh Mildenhall và giờ đây nhiệm vụ mới nhất của chúng là tới Nhật Bản để theo dõi động tĩnh từ Triều Tiên khi nước này tuyên bố sẽ thử nghiệm hạt nhân lần 6.

Kể từ đó, WC-135 thường xuyên thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu không khí. Chiếc máy bay này đóng vai trò quan trọng trong việc theo dấu các mảnh vỡ phóng xạ sau thảm họa tại nhà máy hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô năm 1986. WC-135 cũng từng được triển khai đến Nhật Bản vào năm 2011, sau khi lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima tan chảy sau thảm họa động đất và sóng thần. Chúng cũng được điều đến căn cứ không quân Anh Mildenhall và giờ đây nhiệm vụ mới nhất của chúng là tới Nhật Bản để theo dõi động tĩnh từ Triều Tiên khi nước này tuyên bố sẽ thử nghiệm hạt nhân lần 6.

Máy bay có vận tốc trung bình khoảng 700 km/h, tầm hoạt động hơn 6.000 km. Theo Aviationist, WC-135 có thể chở đến 33 nhân viên, tuy nhiên, số thành viên tổ bay thường được giữ ở mức tối thiểu để giảm bớt mức độ tiếp xúc phóng xạ. Khi tiếp xúc với các mảnh vỡ phóng xạ, phi hành đoàn sẽ giảm luồng không khí trong khoang để chỉ duy trì ở mức điều áp, khi đó nhân viên sẽ dùng mặt nạ dưỡng khí để thở và dùng mặt nạ dưỡng khí này cho tới khi môi trường trở về trạng thái an toàn. Sau khi lấy dược dữ liệu, các mẫu sẽ được giữ ở cơ chế an toàn để tránh phơi nhiễm ra môi trường xung quanh.

Máy bay có vận tốc trung bình khoảng 700 km/h, tầm hoạt động hơn 6.000 km. Theo Aviationist, WC-135 có thể chở đến 33 nhân viên, tuy nhiên, số thành viên tổ bay thường được giữ ở mức tối thiểu để giảm bớt mức độ tiếp xúc phóng xạ. Khi tiếp xúc với các mảnh vỡ phóng xạ, phi hành đoàn sẽ giảm luồng không khí trong khoang để chỉ duy trì ở mức điều áp, khi đó nhân viên sẽ dùng mặt nạ dưỡng khí để thở và dùng mặt nạ dưỡng khí này cho tới khi môi trường trở về trạng thái an toàn. Sau khi lấy dược dữ liệu, các mẫu sẽ được giữ ở cơ chế an toàn để tránh phơi nhiễm ra môi trường xung quanh.