Israel xác lập vị trí 'ông lớn' trên thị trường xuất khẩu vũ khí

Israel chính thức trở thành một trong những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới với các hợp đồng trị giá 12,9 tỷ USD, từ năm 2004 đến 2011.
>> Việt Nam - Israel hội đàm hợp tác quốc phòng

>> Việt Nam - Israel hội đàm hợp tác quốc phòng

(ĐVO) Con số này giúp Israel, nơi có ngành công nghiệp quốc phòng phát triển nhất ở Trung Đông, đứng vị trí thứ 8 trong số các nhà cung cấp vũ khí, sau Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc và Italy.

Báo cáo của Cục Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết, thực tế Israel xuất khẩu lượng vũ khí có giá trị tổng cộng lên tới 10,6 tỷ USD trong giai đoạn 2004-2011 nhưng đó là bởi vì việc chuyển giao được thực hiện một thời gian sau khi hợp đồng được ký kết.

Xuất khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng được coi là một trong những trụ cột của nền kinh tế Israel. Có khoảng 150 công ty nước này hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng với lợi nhuận ước tính hơn 3,5 tỷ USD/năm.

Hầu hết các công ty do Nhà nước Israel sở hữu. Bên cạnh đó là các công ty tư nhân. Họ sản xuất một lượng lớn các hệ thống vũ khí từ chiến thuật đến chiến lược, từ xe tăng, tài chiến, tên lửa đạn đạo, hệ thống phòng không, radar và các hệ thống liên lạc,...

>> Israel đột ngột tăng ngân sách quốc phòng

>> Israel đột ngột tăng ngân sách quốc phòng

Sản phẩm tốt nhưng ít người quan tâm(?)

Dù tiếp tục tăng trưởng, lĩnh vực quốc phòng vẫn bị ảnh hưởng bởi sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu, gồm việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng ở Israel cũng như từ phía khách hàng và các chính sách của chính phủ trong một thập kỷ qua.

Năm 2010, doanh số công nghiệp quốc phòng của Israel đạt 9,6 tỷ USD nhưng theo Oxford Analytica, các công ty quốc phòng Israel đang đối mặt với một vấn đề tương tự như hồi cuối những năm 1970, đầu 1980.

Khi đó, họ phản ứng quá nhanh với các vấn đề xuất hiện từ cuộc chiến 1973 và sự gia tăng đột ngột của các vụ không tặc máy bay. “Các hệ thống được sáng chế lúc bấy giờ bao gồm các phương tiện bay không người lái và hệ thống an ninh hàng không phức tạp nhưng trong một khoảng thời gian rất khó để bán được những sản phẩm này. Cả hai hệ thống này được nhiều lực lượng an ninh ở nhiều quốc gia áp dụng và hình thành nên “cốt lõi” của ngành xuất khẩu quốc phòng Israel”, Oxford Analytica ghi chú.

>> Dư luận Israel nhìn nhận vai trò của Iron Dome >> Iron Dome lập chiến công >> Israel triển khai hệ thống Iron Dome thứ ba >> Iron Dome 'chen chân' vào thị trường Mỹ >> Ấn Độ nhập khẩu 'Cây đũa thần' của Israel

>> Dư luận Israel nhìn nhận vai trò của Iron Dome
>> Iron Dome lập chiến công
>>
Israel triển khai hệ thống Iron Dome thứ ba
>> Iron Dome 'chen chân' vào thị trường Mỹ
>> Ấn Độ nhập khẩu 'Cây đũa thần' của Israel

Ngày nay, ngành công nghiệp quốc phòng Israel đang cố áp dụng các bài học rút ra từ các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, cuộc chiến 34 ngày với Hezbollah ở Lebanon năm 2006, khi đó Quân đội Israel chịu nhiều thiệt hại từ lực lượng du kích, nhất là các cuộc oanh tạc bằng rocket. Một trong những sản phẩm điển hình là hệ thống phòng thủ Iron Dome. Hệ thống này có giá thành quá cao nếu so với mục tiêu là tiêu diệt đạn cối, rocket...

Mỹ, đồng minh chiến lược của Israel cung cấp cho nước này 3,1 tỷ USD tiền hỗ trợ quân sự mỗi năm. Hầu hết số đó được sử dụng mua các loại vũ khí hiện đại của Mỹ như F-35 và vũ khí hạng nặng khác nhưng số tiền này được rót nhiều vào các dự án quốc phòng của Israel.

Hồi tháng 7/2012, Quốc hội Mỹ thông qua gói hỗ trợ gần 1 tỷ USD để phát triển lá chắn tên lửa đạn đạo Arrow 3, cũng như các hệ thống tầm thấp như Iron Dome và David's Sling đang được Rafael phát triển. Các hệ thống này là một phần của lá chắn phòng vệ tên lửa nhiều tầng của Israel, sẽ trở thành sản phẩm xuất khẩu quan trọng của quốc gia này.

Hiện chưa rõ, Mỹ có mua bất kỳ hệ thống nào hay không nhưng Hàn Quốc, Ấn Độ và các đối tác quan trọng khác của Israel đã bày tỏ sự quan tâm tới các sản phẩm này.

Trong số những hợp đồng chính mà các công ty Israel ký kết trong năm 2012 là hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD giữa IAI và Azerbaijan, một khách hàng quốc phòng quan trọng của Israel.

Hồi tháng 1/2012, để mua máy bay, tên lửa, UAV và các hệ thống tình báo. Israel đã trở thành một đồng minh chiến lược của “cựu” thành viên Liên Xô.

>> Israel cung cấp vũ khí 'khủng' cho Azerbaijan >> Azerbaijan sẽ thay thế AK bằng Tavor

>> Israel cung cấp vũ khí 'khủng' cho Azerbaijan
>> Azerbaijan sẽ thay thế AK bằng Tavor

Cũng trong tháng 7/2012, IAI đã ký hai hợp đồng trị giá gần 1 tỷ USD với Italy. Một hợp đồng xây dựng hệ thống vệ tinh quân sự quang học phân giải cao 182 triệu USD, được gọi là OPTSAT-3000, cho Telespazio.

IAI cũng cung cấp hai máy bay Gulfstream G-550 chuyển thành máy bay cảnh báo sớm được trang bị hệ thống liên lạc tiêu chuẩn NATO và các hệ thống phụ khác do Elta Systems phát triển, mỗi cái trị giá 750 triệu USD.

>> Israel bán 1,1 tỷ USD vũ khí cho đối tác châu Á
>> Xuất khẩu vũ khí Israel sắp đuổi kịp Mỹ, Nga
>> Tổng thống Nga chủ trương mua vũ khí nước ngoài

Phan Anh (theo UPI)