- Quốc gia thuộc Liên minh châu Âu nối lại mua khí đốt của Nga
- Sự ra đi của khí đốt Nga bất ngờ làm lộ bê bối trên thị trường năng lượng Đức
- Các công ty châu Âu đối mặt với tình thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ về khí đốt của Nga
Mỏ khí đốt Bovanenkovo của Nga trên bán đảo Yamal ở Bắc Cực |
Hãng thông tấn nhà nước Iran cho biết, ngày 17-7, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji thông báo Công ty Khí đốt Quốc gia Iran và Gazprom - Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu của nhà nước Nga, đã ký các tài liệu về thỏa thuận khí đốt. Theo đó, nguồn cung khí đốt của Nga dự kiến sẽ được tiêu thụ ở Iran cũng như xuất khẩu sang các nước láng giềng.
Iran có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Nhưng nước này thiếu kinh phí để duy trì cơ sở vật chất và tiến hành khoan mới do các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và các yếu tố khác.
Iran đã trải qua tình trạng thiếu khí đốt cần thiết để sản xuất điện trong thời gian cao điểm vào mùa hè và mùa đông. Lượng khí đốt vận chuyển mỗi năm theo thỏa thuận dự kiến sẽ tương đương với 1/3 sản lượng hàng năm của Iran và trị giá lên tới 12 tỷ USD.
Các nước châu Âu đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga để đáp trả việc Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. Do đó, thỏa thuận mới nhất về khí đốt giữa Iran và Nga có thể gây ra phản ứng từ các quốc gia này.
Tổng thống đắc cử Iran Masoud Pezeshkian, người dự kiến nhậm chức vào ngày 28-7, cho biết ông sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với các quốc gia phương Tây trong khi vẫn duy trì quan hệ hữu nghị với Nga.