[Infographic] Sukhoi Su-33–Sức mạnh tiêm kích hạm hạng nặng của Nga

ANTĐ - Su-33 là một loại tiêm kích đánh chặn cực kỳ linh hoạt và nguy hiểm phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô Viết và Hải quân Nga. Su-33 có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết dù là khắc nghiệt nhất trên biển.

Sukhoi Su-33 (tên ký hiệu của NATO 'Flanker-D') là một máy bay chiến đấu hải quân được sản xuất ở Nga bởi hãng Sukhoi vào năm 1982 cho tàu sân bay. Đây là một phiên bản trong đại gia đình Sukhoi Su-27 'Flanker' với tên gọi ban đầu Su-27K trước khi đổi tên thành Su-33.

Sự khác biệt chính giữa Su-27 và Su-33 là Su-33 có thể hoạt động trên tàu sân bay và có cần để tiếp nhiên liệu trên không.

Su-33 bay lần đầu tiên vào tháng 5-1985, và bắt đầu phục vụ trong Hải quân Nga vào năm 1994. Một trung đoàn gồm 24 chiếc đã được biên chế hoạt động trên tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga, chiếc Đô đốc Kuznetsov.

[Infographic] Sukhoi Su-33–Sức mạnh tiêm kích hạm hạng nặng của Nga ảnh 1

Tuy có kích thước to lớn nhưng chúng lại có thể cất và hạ cánh ở một khoảng cách rất ngắn tầm 100m. Vốn đã cơ động, nhưng việc trang bị thêm cánh mũi càng làm Su-33 vừa tăng thêm độ cơ động, nhưng cũng hỗ trợ cho việc cất và hạ cánh trên tàu sân bay.

Su-33 có lớp sơn đặc biệt để giảm thiểu sự ăn mòn của môi trường nước biển. Chiếc tiêm kích này có thể tuần tiễu liên tục 2 giờ trong bán kính 250 km từ tàu sân bay, nếu đưiợc tiếp dầu thì thời gian tuần tiễu còn gia tăng. Thậm chí Su-33 còn có thể tiếp dầu cho nhau.

Su-33 có thể tự động phát hiện đến 10 mục tiêu nguy hiểm trên không và trên biển, tự động xác định mục tiêu nguy hiểm nhất. Nó có thể hạ được tên lửa hành trình vốn là môi nguy cho các tàu chiến.

Su-33 bay thử thành công lần đầu tiên năm 1989, đến năm 1998 thì chúng được biên chế chính thức. Thời điểm này cũng chính là lúc Su-27K được mang cái tên mới là Su-33 “Flanker-D”. Mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn này trở thành thành viên thứ 3 của gia đình Flanker. Hai người tiền nhiệm của Su-33 là Su-30 và Su-27 nhưng cả 2 đều là các máy bay cất cánh từ mặt đất.

Tuy là chiến đấu cơ mạnh mẽ, tuy nhiên trải qua thời gian vòng đời cùng những tiến bộ về kỹ thuật hàng không, và việc chỉ chế tạo số lượng ít đã đẩy giá của Su-33 lên cao ngất ngưởng. Hiện Nga không có kế hoạch chế tạo thêm mà sẽ thay thế Su-33 bằng tiêm kích hiện đại và mức chi phí hợp lý hơn là MiG-29K.

Cùng điểm lại tính năng của máy bay tiêm kích hạm Su-33 nổi tiếng của Nga qua infographic dưới đây.