[Info] Hé lộ nguyên nhân đầy bất ngờ khiến tiêm kích tối tân Su-35S Nga rơi

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Nam

ANTD.VN - Hàng loạt nguyên nhân do con người đã khiến cho chiếc chiến đấu cơ tối tân Su-35S của Nga bị rơi tại vùng Sakhalin hôm 31/7 vừa qua. 

Chiếc Su-35S gặp nạn thuộc biên chế Trung đoàn tiêm kích số 23 đóng quân tại sân bay Dzemgi ở thành phố "Komsomol trên sông Amur".

Được biết chiếc máy bay chuẩn bị cất cánh làm nhiệm vụ tuần tra ban đêm như thường lệ, tuy nhiên công tắc phóng mồi bẫy trên chiến đấu cơ lại để ở chế độ "tự động" thay vì tắt như thông lệ; nên ngay khi máy bay bắt đầu tăng tốc cất cánh, sóng radar cực mạnh tại khu vực sân bay đã bất ngờ kích hoạt hệ thống phóng mồi bẫy trên chiếc Su-35S.

Chiến đấu cơ Su-35S

Chiến đấu cơ Su-35S

Hệ thống mồi bẫy là những quả pháo sáng khi cháy sẽ tạo nhiệt độ cực lớn để đánh lừa tên lửa tầm nhiệt của đối phương. Từng quả pháo mồi bẫy phóng từ Su-35S bay ngược ra phía sau, cắm xuống đường băng tạo ra một quầng lửa lớn.

Trong lớp khói mờ và ban đêm nên từ Đài chỉ không lưu, sĩ quan điều phối hoạt động bay tưởng động cơ Su-35S bị cháy nên ra lệnh cho phi công nhảy dù. Phi công ngay lập tức phóng ghế thoát hiểm. Chiếc máy bay tiếp tục lao vút đi ở khoảng cuối của đường băng và phóng lên trên không. Phi công bật dù, được gió đẩy về đoạn giữa đường băng và hạ xuống an toàn. Chiếc máy bay tiếp tục lấy độ cao đến gần 13.000 m sau đó rơi xuống một cánh rừng và bốc cháy.

Chiến đấu cơ Su-35S phóng mồi bẫy trong một lần bay biểu diễn

Chiến đấu cơ Su-35S phóng mồi bẫy trong một lần bay biểu diễn

Có ý kiến cho rằng việc trao đổi thông tin giữa chỉ huy bay và phi công có vấn đề. Phi công có vẻ như xử lý tình huống không tốt, phóng ghế thoát hiểm ngay mà không kiểm tra lại xem tình trạng máy bay như thế nào. Nhận định ban đầu cho thấy phi công mất bình tĩnh và chỉ huy bay vội vàng, sai lầm, không những thế công tác bảo trì máy bay cũng có vấn đề khi để công tác phóng mồi bẫy ở chế độ tự động.

Hiện trường chiếc Su-35S bị tai nạn

Hiện trường chiếc Su-35S bị tai nạn

Su-35S được coi là thế hệ tiêm kích 4++, nó có một số tính năng của tiêm kích thế hệ thứ 5. Việc đưa tiêm kích Su-35 vào biên chế chính thức đã nâng cao đáng kể sức chiến đấu của không quân Nga trước khi tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-T50 vào sản xuất hàng loạt.

Tuy thua kém về khả năng tàng hình cũng như hệ thống điện tử, nhưng bù lại Su-35S lại có sự siêu cơ động, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không chiến trong tầm gần rất có thể F-22 Raptor của Mỹ sẽ thất thế bởi Su-35S.