[Info] Bất ngờ phi đội 34 chiếc MiG-15 của Triều Tiên vẫn đang hoạt động sau 70 năm ra đời

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Triều Tiên vẫn đang duy trì phi đội 34 chiếc MiG-15 trong biến chế lực lượng không quân. Những chiếc máy bay được phát triển từ năm 1947 này được Bình Nhưỡng sử dụng vào hoạt động đào tạo, huấn luyện phi công chiến đấu.

Tiêm kích MiG-15 là một trong những loại chiến đấu cơ thành công nhất lịch sử với khoảng 18.000 chiếc được sản xuất và sử dụng trên khắp thế giới. Đây là dòng máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ nhất do Liên Xô thiết kế và phát triển.

Khi được đưa vào tham chiến tại Triều Tiên, MiG-15 đã hạ gục mọi loại máy bay cánh bằng của kẻ thù, điều đó làm các nhà quân sự Mỹ phải đau đầu và tìm cách đối phó. Với thiết kế cánh xuôi, trang bị một động cơ mạnh mẽ, những chiếc MiG-15 có thể lướt rất nhanh trên bầu trời, xuất hiện bất ngờ và hạ sát kẻ địch.

MiG-15 tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc hạ máy bay ném bom B-29, các máy bay hộ tống B-29 là F-80 và F-84 đã không thể làm gì trong việc ngăn chặn những chiếc MiG nhanh nhẹn này.

Máy bay MiG-15

Máy bay MiG-15

Ngay cả khi Mỹ huy động những phi công giàu kinh nghiệm từng tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 điều khiển những siêu tiêm kích F-86 mới nhất lúc đó sang tham chiến, nhưng cũng không thể làm gì những chiếc MiG-15 dưới sự điều khiển của các phi công lão luyện Liên Xô. Chỉ khi MiG-15 được giao cho phi công Trung Quốc và Triều Tiên non kinh nghiệm và kỹ năng, số phận của MiG-15 mới nhận thất bại.

Với lợi thế hơn hẳn về trần bay, tốc độ leo cao, và khả năng cơ động hẹp so với máy bay F-86, MiG-15 thường dùng chiến thuật bay thấp, khi gặp đội hình chiến đấu của đối phương thì lấy tốc độ bay lên cao và cắt vào giữa đội hình địch. Chiến thuật của các phi công MiG-15 rất hiệu quả, khiến nhiều máy bay F-86 bị bắn hạ.

Hiện nay Triều Tiên là quốc gia duy nhất vẫn đang duy trì hoạt động phi đội gồm 34 chiếc MiG-15. Những chiếc máy bay được phát triển từ năm 1947 này được Bình Nhưỡng sử dụng trong nhiệm vụ huấn luyện phi công chiến đấu.