Hung thủ giấu mặt trong phì đại tuyến tiền liệt

ANTĐ - Dù không ai dại gì yêu cầu, tuyến tiền liệt vẫn tìm cách tăng kích cỡ khi “gia chủ” bước vào tuổi trung niên. Đáng sợ hơn, sự gia tăng này có khuynh hướng càng lúc càng nhanh...

Ai dễ bị phì đại tuyến tiền liệt?

“Có vay có trả”, tuyến tiền liệt không vô cớ bỗng phì đại làm chi khiến nạn nhân tiểu rắt, tiểu són, thậm chí tiểu ra máu do áp lực liên tục của tuyến tiền liệt trên đường thoát tiểu. Nhiều công trình nghiên cứu về bộ phận nằm sát bàng quang này đã chỉ ra rằng, nạn nhân của căn bệnh trên thường là các đối tượng:

lHoặc tự mình tích lũy độc chất trong rượu bia, thuốc lá, hoặc phải sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm vì phế phẩm kỹ nghệ, hóa chất nông nghiệp…, nhưng quên biện pháp giải độc định kỳ cho cơ thể;

Có chế độ dinh dưỡng quá đơn điệu khiến cơ thể thiếu hụt sinh tố và khoáng tố thuộc nhóm chống lão hóa như vitamine C, E, A, selen, kẽm, crôm…;

Thường bị bội nhiễm đường tiết niệu như viêm bàng quang nhưng không điều trị đến nơi đến chốn;

Vướng bệnh nội tiết như đái tháo đường, cường tuyến giáp nhưng không được phát hiện hay không được chữa trị đúng bài bản.

Ngoài các yếu tố nêu trên giống như điều kiện “đòn bẩy” gây phì đại, tuyến tiền liệt càng “nhanh chân” hóa xơ hơn nữa nếu “gia chủ” thêm hai thói quen… xấu! Đó là:

Uống nước không đủ trong giờ làm việc khiến độc chất dễ tích lũy trong tuyến tiền liệt;

Nín tiểu mỗi khi mắc khiến tuyến tiền liệt thiếu máu, thiếu dưỡng khí và vì thế hóa xơ sớm dưới áp lực chèn ép của bàng quang thường xuyên căng cứng. 

Hung thủ nào “giấu mặt”?

Nếu tưởng chỉ có những yếu tố trên thì lầm! Có trục trặc thế nào vẫn chưa đủ để tuyến tiền liệt của đàn ông trung niên phản ứng sai lệch dưới hình thức phì đại.

 “Cú hạ đo ván” tiền liệt tuyến là chính tình trạng giảm thiểu nội tiết tố nam tính   testosterone bắt đầu rõ nét từ tuổi 40. Vì càng lúc càng thiếu testosterone nên nội tiết tố nữ tính estrogen - vốn cũng có trong cơ thể đàn ông nhưng trước đó với vai trò đối kháng mờ nhạt - có cơ hội “thừa nước đục thả câu”! Tuyến tiền liệt khi đó tăng dần thể tích do mô xơ càng lúc càng lấn sân. Vừa cứng, vừa chai, hỏi sao không bệnh (!).

Làm sao “cầm chân” phì đại tuyến tiền liệt?

Quan điểm “hễ phì thì cắt” đã từ nhiều năm không còn đứng vững vì không phải giải pháp rốt ráo, bên cạnh nhiều rủi ro khó lường vì thao tác ngoại khoa. Đáng tiếc cho nhiều bậc mày râu đang đứng ngồi không yên vì chưa biết đến cây thuốc trời dành cho đàn ông: Eurycoma longifolia. Với tác dụng hai mặt giáp công, Eurycoma longifolia vừa chống hiện tượng viêm xơ, vừa ức khả năng biến thể của tế bào tuyến tiền liệt. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây thuốc quý này thu nhỏ kích thước trước đó phì đại của tiền liệt tuyến qua chẩn đoán siêu âm đối chiếu, đồng thời giảm PSA - chỉ số phản ánh mức độ ác tính của bệnh lý tuyến tiền liệt - sau liệu trình không quá 2 tháng.

Có một điều chắc chắn, tuy không dễ tránh phì đại tiền liệt tuyến nhưng không quá khó để “cầm chân” căn bệnh này: Chỉ cần “gia chủ” nhớ đến tuyến tiền liệt khi còn trẻ và thầy thuốc đừng quên mượn sức kháng bệnh từ thiên nhiên cho sớm để “hưng phấn” tiến trình tự tổng hợp testosterone của cơ thể trước khi “trời đã về chiều”.