- Xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng thịt lợn
- Kiên quyết chống đầu cơ, nâng giá, phá thị trường
- Cho phép gần 800 doanh nghiệp "ngoại" được bán thịt lợn vào Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải
Điều hành phiên họp báo, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, liên quan đến việc bình ổn giá thịt lợn, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương khẩn trương triển khai việc nhập khẩu thịt lợn đủ số lượng cần thiết để góp phần giảm giá thịt lợn trong nước. Đồng thời, tập trung chỉ đạo thực hiện biện pháp tái đàn mạnh mẽ trong bối cảnh thiếu nguồn cung như hiện nay.
Do tại buổi họp báo vắng lãnh đạo của Bộ NN&PTNT tham dự, người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã mời Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề này.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, giá thịt lợn vừa qua tăng cao là do quy luật cung - cầu. Lý do vì dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng rất lớn tới tổng đàn lợn cả nước, trong khi hiện nay nhiều địa phương chưa công bố hết dịch nên các hộ dân chưa dám tái đàn, chưa kể giá con giống quá đắt (lên tới hơn 3 triệu/con giống) nên việc tái đàn cũng hết sức khó khăn.
Dẫn số liệu về việc ở một số địa phương, tổng đàn lợn tái đàn giảm đến 50%, ông Hải cho rằng, việc bù đắp nguồn cung thịt lợn chưa thể nhanh được và có thể, phải đến cuối năm nay, ngành chăn nuôi mới được phục hồi, giá thịt lợn mới bình ổn trở lại.
Trước mắt, để bù đắp nguồn thịt lợn trên thị trường đang thiếu, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng cần tăng nhập khẩu thịt lợn, tạo điều kiện tối đa và đơn giản hóa các thủ tục để các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhập khẩu thịt lợn.
Tiếp tục trả lời về vấn đề này theo chỉ định của người điều hành phiên họp báo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương, Bộ KH&ĐT cũng đã có buổi làm việc với một số doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thịt lợn.
Qua phản ánh từ buổi làm việc và khảo sát thực tế cho thấy, người Việt Nam không quen dùng thịt lợn nhập khẩu. “Đây là thói quen tiêu dùng. Vì thế, các doanh nghiệp rất dè dặt trong việc nhập khẩu sản phẩm này. Cũng do đó, rất khó trong điều tiết thị trường này” – ông Phương nói.