- Sẽ quản lý xăng dầu bằng phần mềm để minh bạch hơn
- Chuyên gia đề xuất có thể điều hành giá xăng 2 ngày một lần
Vẫn còn hơn 1.000 xe hàng ùn tắc tại cửa khẩu |
Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tình hình tiêu thụ nông sản rất tốt. 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông sản đạt 7,2 tỷ USD, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ.
“Tăng trưởng xuất khẩu chung của các mặt hàng là 10%, riêng tăng trưởng xuất khẩu nông sản đạt 19%. Như vậy, tình hình chung là nông sản Việt Nam tiêu thụ rất tốt. Đặc biệt, gạo, cà phê, thủy sản còn có tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa, từ 38-50%”- ông Trần Thanh Hải cho hay.
Tuy vậy, tình hình tiêu thụ nông sản vẫn gặp một số khó khăn ở một số nhóm hàng và một số thời điểm, cụ thể là mặt hàng trái cây xuất khẩu qua các cửa khẩu đường bộ biên giới sang Trung Quốc.
“Tại thời điểm này, số lượng xe hàng còn nằm ở khu vực biên giới đã giảm đi rất nhiều. Việc giảm này do một mặt, chính sách chống dịch của Trung Quốc chưa thay đổi làm khả năng thông quan bị giảm đi nhiều, khiến doanh nghiệp hạn chế đưa hàng lên cửa khẩu.
Mặt khác do các doanh nghiệp nhận thức được cần thay đổi phương thức vận chuyển, phương thức giao hàng hóa. Do vậy số lượng xe tại thời điểm này còn ùn tắc ở cửa khẩu Lạng Sơn còn khoảng hơn 1.000 xe”- ông Trần Thanh Hải thông tin.
Như vậy, tình trạng ùn tắc nông sản xuất khẩu kéo dài từ tháng 8 năm ngoái đến nay vẫn chưa chấm dứt, dù tỉnh Lạng Sơn đã nhiều lần thông báo tạm ngừng tiếp nhận xe trái cây xuất khẩu qua cửa khẩu của tỉnh này.
Để hạn chế ùn tắc hàng hóa ở cửa khẩu, Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành Việt Nam và phía Trung Quốc đã tìm nhiều giải pháp tháo gỡ. Bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang xuất khẩu chính ngạch, mở rộng thị trường ra khỏi các thị trường truyền thống như: Trung Quốc, EU, Mỹ, sang các khu vực thị trường khác như: Mỹ la tinh, Trung Đông, Đông Bắc Á...;
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước qua các sàn thương mại điện tử; khuyến khích xuất khẩu bằng đường biển, đường sắt…
Bộ Công Thương sẽ có tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp tìm thị trường, bạn hàng, các điều cần lưu ý khi tham gia hoạt động xuất khẩu, kể cả chính ngạch và tiểu ngạch.
Tuy nhiên, ông Trần Thanh Hải cho rằng: “chúng ta đang khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển sang hình thức xuất khẩu chính ngạch, tuy nhiên hoạt động thương mại biên giới vẫn tồn tại với những ưu điểm riêng”.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng nói: “Nếu xuất khẩu chính ngạch được thì tốt quá! Việt Nam là một trong những nước có xuất khẩu tăng trưởng cao, muốn có sự tăng trưởng như vậy thì làm chính ngạch phải tốt. Nhưng vẫn còn tồn tại hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch.
Đây là cả 1 quá trình mà để giải quyết được, một mặt ta phải khuyến khích người dân, người sản xuất, nông dân, kể cả các doanh nghiệp hoạt động theo chính ngạch, nhưng mặt khác cũng phải tập trung tháo gỡ khó khăn do chính nội tại của chúng ta hiện nay”.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, ùn tắc nông sản vẫn diễn ra mỗi năm, đó là một thực tế, bởi sự manh mún trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sự phối hợp giữa doanh nghiệp, nhà sản xuất, nông dân… còn nhiều bất cập.