Hội thảo về danh nhân Khiếu Năng Tĩnh - Đốc học Hà Nội xưa

(ANTĐ) - Sáng 25-9, Trung tâm VH-KH Văn Miếu Quốc Tử Giám và Viện Sử học Việt Nam đã tổ chức hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Tế tửu Quốc Tử Giám Khiếu Năng Tĩnh.

Hội thảo về danh nhân Khiếu Năng Tĩnh - Đốc học Hà Nội xưa

(ANTĐ) - Sáng 25-9, Trung tâm VH-KH Văn Miếu Quốc Tử Giám và Viện Sử học Việt Nam đã tổ chức hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Tế tửu Quốc Tử Giám Khiếu Năng Tĩnh.

Sinh năm 1835, tại Phủ Nghĩa Hưng nay là  tỉnh Nam Định, Khiếu Năng Tĩnh đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa thi năm 1880. Ông làm quan vào triều Nguyễn và trải qua nhiều trọng trách Đốc học Nam Định, Đốc học Hà Nội, Hàn lâm viện thị Học sĩ, Tư nghiệp rồi Tế tửu Quốc Tử Giám. Hầu hết thời gian làm quan của ông là quản lý giáo dục và dạy học.

Ông đã được các sĩ phu đương thời ca ngợi là người có tấm lòng bao dung, biết trọng dụng và góp công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Chính Khiếu Năng Tĩnh đã phát hiện và góp phần nuôi dưỡng cho tài năng của Phan Bội Châu. Bên cạnh sự nghiệp, Khiếu Năng Tĩnh còn để lại cho đời những tác phẩm văn thơ và địa chí đồ sộ như “Minh Mạng chính yếu”, “Luận ngữ diễn âm”, “Hà Nội tỉnh chí”, “Tỉnh địa dư chí lược”...

Trước thềm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, cuộc hội thảo này là dịp ghi nhận những đóng góp của ông trong thời gian ông đảm nhiệm chức Đốc học Hà Nội và đây cũng là dịp để thế hệ hôm nay hiểu  hơn về một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hóa, người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước cuối thế XIX.                      

Quỳnh Vân