Học trực tuyến, trẻ em bị gạ gẫm tham gia các cuộc thi sắc đẹp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), rất nhiều hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng đang diễn ra, đe dọa sự phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Có nội dung không phù hợp với trẻ em, kênh Youtube bị xử phạt và đóng cửa

Có nội dung không phù hợp với trẻ em, kênh Youtube bị xử phạt và đóng cửa

Nhiều hình thức xâm hại trẻ em trên mạng

Đảm bảo an toàn thông tin cho trẻ em trên không gian mạng Internet đang là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay. Báo cáo về công tác xây dựng Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của Bộ TT-TT cho hay, trong quá trình học trực tuyến do dịch bệnh Covid – 19, nhiều cha mẹ phản ánh con cái họ đã bị những đối tượng xấu gạ gẫm tham gia vào các cuộc thi sắc đẹp.

Thể lệ tham dự là trẻ chỉ cần gửi những tấm ảnh chụp các bộ phận theo yêu cầu của ban tổ chức để kiểm tra xem trên người có vết sẹo không. Nhiều em đã làm theo yêu cầu, chụp và gửi ảnh trong khi không hề biết những tấm ảnh đó được sử dụng như thế nào, vào mục đích gì.

Trong nhiều trường hợp, những bức ảnh này được gửi đến cho chính những người bạn bè trong nhóm rồi lại được chia sẻ rộng đến tất cả mọi đối tượng sử dụng Internet. Đây là một trong những nguy cơ khiến trẻ em bị xâm hại tình dục, mại dâm trẻ em và buôn bán trẻ em.

Bên cạnh đó, trẻ em đang phải tiếp cận nhiều nội dung có hại thông qua các mạng xã hội. Vụ việc Timmy TV, Thơ Nguyễn tại Việt Nam cung cấp thông tin rùng rợn, mê tín dị đoan là ví dụ cụ thể về nội dung độc hại này. Trên các mạng xã hội, các nhóm kín có nội dung như “Hội nói xấu cha mẹ” cũng hình thành. Trẻ em khi tiếp cận các thông tin này dễ có nhận thức lệch lạc.

Tại Việt Nam, trong thời gian dịch Covid-19 vừa qua, tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 tiếp nhận khoảng 300 cuộc gọi của phụ huynh phản ánh về việc gia đình cảm thấy lo lắng, lúng túng khi phát hiện ra con mình có truy cập vào những trang thông tin xấu (web đen) trong quá trình sử dụng máy tính để học trực tuyến tại nhà.

Ngoài ra, trẻ em đứng trước nguy cơ bị lộ bí mật riêng tư và thông tin cá nhân, bị lợi dụng để xây dựng văn hóa phẩm khiêu dâm, bị bắt nạt trực tuyến hoặc sử dụng quá mức và nghiện Internet.

Do chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích và nguy cơ từ mạng xã hội nên trẻ em thường đăng tải thông tin lên mạng Internet mà không lường hết được hậu quả. Vì vậy, việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là rất cần thiết.

Cung cấp nội dung lành mạnh cho trẻ em

Theo Bộ TT-TT, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng đã có, tuy nhiên qua các vụ việc thực tế xảy ra, vẫn cần thêm các giải pháp khắc phục.

Dự thảo bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng quy định, đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệptruyền thông và người sáng tạo nội dung trên không gian mạng cần xây dựng các nội dung truyền thông phù hợpcác đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và tiêu chuẩn cộng đồng; luôn ưu tiên đặt lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng;

Cẩn trọng khi xây dựng những nội dung truyền thông; luôn chú ý xây dựng các nội dung lành mạnh đối với trẻ em trên không gian mạng; Kiểm tra và xác minh thông tin trước khi truyền thông...

Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng, dự thảo yêu cầu xây dựng, công khai và thường xuyên truyền thông về các chính sách, tiêu chuẩn cộng đồngvà tiêu chuẩn đạo đức (nếu có) về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng;

Đồng thời, chủ động phát hiện, ngăn chặn các nội dung không lành mạnh, các hành vi xâm hại trẻ em; cung cấp thông tin về các nội dung không lành mạnh, hành vi xâm hại trẻ em cho cơ quan chức năng; tích cực thực hiện ngăn chặn các nội dung, hành vi xâm hại trẻ em khi người dùng phản ánh.

Các doanh nghiệp này cũng phải kiểm soát độ tuổi, tần suất sử dụngcủa trẻ em khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ; thiết lập các công cụ kỹ thuật để rà soát, chặn lọc và loại bỏ các nội dung độc hại đối với trẻ em; cung cấp và liên tục cải tiến các bộ lọc nội dung, cảnh báo, hạn chế tiếp cận thông tin phù hợp với từng độ tuổi.

Với các nội dung không lành mạnh, doanh nghiệp phải phối hợpngăn chặn và gỡ bỏ. Cùng với đó, cần tích cực phát triển các nội dung, ứng dụng thúc đẩy sự phát triển, sáng tạo lành mạnh cho trẻ em.