Hoàng Xuân Vinh và những 'cựu vương' Đông Nam Á ở Olympic Tokyo

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
ANTD.VN - Thể thao Đông Nam Á từng có kỳ Olympic thành công nhất lịch sử với 5 HCV tại Rio - Brazil 2016, thế nhưng, tất cả họ đều không thể bảo vệ chức vô địch ở Thế vận hội Tokyo.

Hoàng Xuân Vinh (bắn súng, Việt Nam)

Tại Rio - Brazil 5 năm về trước, Hoàng Xuân Vinh giúp thể thao Việt Nam tạo lập cột mốc lịch sử mới với tấm HCV Olympic đầu tiên, ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam.

Hoàng Xuân Vinh trên bục nhận HCV Olympic Rio 2016

Hoàng Xuân Vinh trên bục nhận HCV Olympic Rio 2016

Xạ thủ sinh 1974 chỉ về thứ 8 vòng loại, nhưng sau đó có phần thi xuất thần ở chung kết, loại hàng loạt đối thủ mạnh để giành chức vô địch với tổng điểm 202,5.

Thế nhưng tới Olympic Tokyo, Hoàng Xuân Vinh chỉ xếp hạng 22 vòng loại và bị loại. Người thế chỗ anh giành HCV và xác lập kỷ lục mới nội dung này là xạ thủ Iran, Foroughi Javad (tổng điểm 244,8).

Joseph Schooling (bơi, Singapore)

Giống như Hoàng Xuân Vinh, Joseph Schooling cũng từng là niềm tự hào của Đông Nam Á, khi lần đầu vô địch môn bơi Olympic.

Trên đường đua 100m bướm nam Olympic Rio, Schooling cán đích đầu tiên với thành tích 50 giây 39, thiết lập kỷ lục Thế vận hội.

Joseph Schooling trở thành cựu vương nội dung 100m bướm Olympic

Joseph Schooling trở thành cựu vương nội dung 100m bướm Olympic

Song tới Olympic Tokyo, kình ngư người Singapore chỉ đạt thông số 53 giây 12, xếp thứ 44 trên tổng số 55 VĐV dự vòng loại và không được dự chung kết.

Cùng với đó, kỷ lục của Schooling đã bị kình ngư người Mỹ, Dressel Caeled xô đổ với thông số rất tốt: 49 giây 45.

Totonwi - Liliyana (cầu lông, Indonesia)

Cặp VĐV Totonwi - Liliyana là niềm tự hào của thể thao Indonesia tại Olympic Rio 20216 khi giành tấm HCV quý giá tại nội dung đôi nam nữ môn cầu lông.

Cặp VĐV Totonwi - Liliyana tại Olympic Rio 2016

Cặp VĐV Totonwi - Liliyana tại Olympic Rio 2016

Thế nhưng tới Olympic Tokyo, đại diện cho Indonesia thi đấu nội dung này là cặp Jordan Praveen/Oktavianti Daeva sớm phải dừng chân từ vòng bảng (thắng 2, thua 2 trận).

Chung kết nội dung đôi nam nữ cầu lông Olympic Tokyo là cuộc đấu nội bộ của VĐV Trung Quốc, với phần thắng cùng tấm HCV chung cuộc thuộc về cặp Huang Dong Ping/Wang Yi Lyu.

Sopita Tanasan và Sukanya Srisurat (cử tạ, Thái Lan)

Hai đô cử Thái Lan không thể đến Olympic Tokyo vì lệnh cấm
Hai đô cử Thái Lan không thể đến Olympic Tokyo vì lệnh cấm

Olympic Rio 2016 chứng kiến sự thành công của cử tạ Thái Lan, khi có tới 2 VĐV giành HCV là Sopita Tanasan (hạng 48kg nữ) và Sukanya Srisurat (hạng 58 kg nữ).

Tuy nhiên, tại Olympic Tokyo, cử tạ Thái Lan chịu cú sốc lớn khi bị cấm tham dự sau khi nhiều VĐV bị phát hiện sử dụng doping. Vì vậy, Sopita và Sukanya không thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tấm HCV Thế vận hội.

Tính tới ngày thi đấu 31-7, thể thao Đông Nam Á mới chỉ có 2 HCV đến từ đoàn Thái Lan (taekwondo, hạng 49kg nữ) và đoàn Philippines (cử tạ, hạng 55kg nữ), bên cạnh 1 HCB và 2 HCĐ của đoàn Indonesia.

Đoàn thể thao Việt Nam chưa có huy chương nào, 17/18 VĐV đã phải dừng bước. VĐV còn lại là Quách Thị Lan sẽ thi bán kết 400m rào nữ môn điền kinh ngày 2-8, và không có hy vọng giành huy chương.