- Từ 1-1-2016: Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành
- Cách tính đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới
- Các khoản thu nhập tính vào lương đóng bảo hiểm xã hội: Doanh nghiệp lúng túng chờ hướng dẫn
Theo dự thảo, HSSV trong thời gian thực hành bị tai nạn lao động thì cơ sở đào tạo có trách nhiệm kịp thời sơ cứu, cấp cứu và thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định.
Dự thảo cũng quy định rõ, mức hỗ trợ bằng tiền cho HSSV bị tai nạn như sau: Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5%-10% khả năng lao động. Sau đó cứ tăng 1% mức suy giảm khả năng lao động được hỗ trợ thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11%-80%.
Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương cho HSSV bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân HSSV bị chết do tai nạn lao động. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện hỗ trợ đối với HSSV bị tai nạn là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.