- Ngành Thuế lọc danh sách người nổi tiếng bán hàng online để thanh, kiểm tra
- Hà Nội: Hơn 2.000 người bán hàng online có dấu hiệu vi phạm về thuế
Siết chặt quản lý hoạt động bán hàng online |
Đề xuất của Bộ Công Thương được nêu trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử, đang được Bộ này lấy ý kiến.
Bất cập trong quản lý hoạt động TMĐT
Ngoài những bất cập trong hoạt động TMĐT về hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ… thì cơ quan soạn thảo cũng cho biết, sự xuất hiện của các công nghệ mới, nền tảng mới như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), thương mại qua mạng xã hội (Social Commerce), các mô hình TMĐT ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, nhưng hiện nay chưa có quy định pháp luật điều chỉnh riêng biệt.
Đặc biệt, một xu hướng phát triển nhanh chóng của TMĐT là hoạt động livestream bán hàng chỉ được điều chỉnh chung giống như một hoạt động quảng cáo đi kèm với bán hàng, mà chưa có các quy định riêng về các chủ thể tham gia livestreams (chủ tài khoản, người tham gia livestreams), các trường thông tin tối thiểu phải cung cấp cho người xem, trình độ chuyên môn của người thực hiện livestreams, định danh chủ tài khoản và các vấn đề về kiểm soát thông tin trong quá trình phát livestreams.
Việc các mô hình, xu hướng trên vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của các chính sách hiện hành cũng như các vấn đề liên quan để bảo vệ dữ liệu cá nhân khiến cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn, bất cập.
“Kiểm soát người bán trên các nền tảng TMĐT vẫn đang là thách thức với cơ quan quản lý nhà nước. Văn bản pháp lý về TMĐT hiện đang giao trách nhiệm cho chủ nền tảng TMĐT trong việc xác định danh tính của người bán trong nước và nước ngoài trên sàn. Điều này dẫn đến các vấn đề, khó khăn trong xác định danh tính người bán: Hiện tại, nhiều nền tảng TMĐT chưa định danh và xác thực điện tử đối với người bán, dẫn đến việc khó kiểm soát chính xác thông tin về người bán, đặc biệt là với người bán ở nước ngoài hoặc người bán không tuân thủ quy định pháp luật.
Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cũng không nắm được một người bán hoạt động trên bao nhiêu nền tảng TMĐT;
Khó khăn trong việc truy vết và xử lý vi phạm: Việc chưa có quy định chặt chẽ về việc xác minh và lưu trữ thông tin người bán làm cho công tác điều tra và xử lý vi phạm trong giao dịch TMĐT trở nên phức tạp. Các cơ quan chức năng khó truy vết kho hàng hoặc đối tượng bán hàng khi có vi phạm.
Ngoài ra còn có rủi ro về gian lận và trốn thuế, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng…”- Bộ Công Thương cho hay.
Tăng trách nhiệm của chủ thể tham gia hoạt động TMĐT
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, Bộ Công Thương đề xuất một số quy định mới. Trong đó có quy định các hình thức hoạt động TMĐT, các chủ thể tham gia vào hoạt động TMĐT, quyền và nghĩa vụ liên quan như: sàn TMĐT, các nền tảng mạng xã hội và các nền tảng số đa dịch vụ, các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ TMĐT xuyên biên giới và người bán nước ngoài trên các nền tảng số, người bán trên các nền tảng số TMĐT…
Chủ sàn TMĐT phải có trách nhiệm cụ thể về chính sách, quy định, thông tin hàng hóa, dịch vụ và phân loại hàng hóa trong nước hay nước ngoài bán trên nền tảng.
Quy định về cung cấp thông tin định kỳ, báo cáo về tình hình kinh doanh trên nền tảng. Với người thực hiện livestream hoặc những người tư vấn bán hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng được quy định cụ thể.
Đối với người bán trên nền tảng số trung gian thương mại điện tử phải thực hiện định danh theo quy định về định danh và xác thực điện tử trước khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Cung cấp thông tin cho nền tảng trung gian về tên, địa chỉ, mã số định danh và mã số thuế thu nhập cá nhân.
Đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới phải xin cấp phép với Bộ Công Thương và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình là pháp nhân tại Việt Nam. Đồng thời phải có trách nhiệm xác thực người bán nước ngoài và bồi thường người mua khi có vi phạm trên nền tảng.
TMĐT Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về quy mô năm 2024 1 và xếp thứ 5 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng năm 2022.
Quy mô thị trường bán lẻ TMĐT B2C tăng trưởng nhanh chóng từ 2,97 tỷ USD năm 2014 đến 20,5 tỷ đô năm 2023, trung bình tăng trưởng 20-30% cả giai đoạn3, đóng góp 8% tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2023.
Thị trường TMĐT là điểm đầu tư hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài, giúp người tiêu dùng Việt Nam trở thành người tiêu dùng toàn cầu, có thể tiếp cận với cả các sản phẩm đa dạng và phong phú cả trong nước và quốc tế.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đã tận dụng được các nền tảng hiện đại để phát triển kênh phân phối hàng hóa, sản phẩm của mình.