Hải quân Mỹ thiết kế chiến hạm thay thế tàu lớp Arleigh Burke

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Hải quân Mỹ vừa thành lập phòng ban chuyên mục đích phát triển thê hệ tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường mới thay thế cho các tàu lớp Arleigh Burke và Ticonderoga.

Theo hãng tin USNI, Văn phòng chương trình tàu khu trục tên lửa dẫn đường (DDG(X)) sẽ có nhiệm vụ phát triển chiến lược mua sắm mới, xây dựng gói thông tin dữ liệu, hoạch định kế hoạch thử nghiệm, giới thiệu hạm đội vào bảo dưỡng thế hệ tàu khu trục mới.

Tàu chiến mới sẽ bắt đầu được đóng vào năm tàu chính 2028, với những kinh nghiệm tốt nhất có được từ tàu lớp Arleigh Burke. Cùng với đó, Mỹ sẽ xây dựng thiết kế thân tàu mới, trang bị hệ thống điện năng tích hợp và tăng khả năng hoạt động bền bỉ nhằm giúp nó giảm được gánh nặng hậu cần.

Hải quân Mỹ đã thử nghiệm hệ thống năng lượng tích hợp trên tàu lớp Zumwalt. Con tàu này có thể được coi là tàu khu trục lớn nhất thế giới với khả năng tạo ra 78 megawatt năng lượng, điều giúp nó sử dụng được những vũ khí năng lượng cao như súng thanh ray.

Tàu lớp Arleigh Burke đã lỗi thời và cần được thay thế

Tàu lớp Arleigh Burke đã lỗi thời và cần được thay thế

Tàu Zumwalt từng được thiết kế để trở thành nền tảng tấn công bờ biển hiện đại, tuy nhiên, chi phí tăng cao khiến Mỹ chỉ đóng 3 chiếc này chuyển hướng sang chế tạo các tàu lớp Arleigh Burke cũ.

Vào hồi tháng 10-2020, Đô đốc Chỉ huy tác chiến hải quân Mỹ Michael Gilday cho biết, mẫu tàu thay thế cho Arleigh Burke nên có một thiết kế mới và tích hợp các tính năng của Zumwalt nhưng lại mang kích thước nhỏ hơn nó. Tàu Arleigh Burke có trọng tải tối đa 9.500 tấn, trong khi mỗi chiếc Zumwalt có trọng tải 16.500 tấn.

Mỹ hiện không có bất kì vũ khí siêu thanh nào nhưng một vài khí tài loại này đang được phát triển, bao gồm cả việc biến đổi tên lửa SM-6 thành một vũ khí siêu thanh với cả năng lực tấn công và phòng thủ.