Hà Nội phố, mùa dịch Covid-19 và ký ức thời bao cấp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Hà Nội nới lỏng các biện pháp giãn cách phòng dịch từ 0h ngày 22-6. Các dịch vụ cắt tóc, gội đầu, ăn uống trong nhà dần được hoạt động trở lại. Tin này được phát ra chẳng khác nào trận mưa rào, làm dịu hẳn cái nắng nóng, oi nồng đến quánh đặc của phố phường Hà Nội trong những ngày chống dịch Covid-19.
Các cửa hàng cắt tóc ở Hà Nội hoạt động trở lại sau gần 1 tháng dịch vụ này phải tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: LAM THANH

Các cửa hàng cắt tóc ở Hà Nội hoạt động trở lại sau gần 1 tháng dịch vụ này phải tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: LAM THANH

Tái hiện cặp lồng cơm thời bao cấp

Hơn 1 tháng thực hiện một số biện pháp tăng cường giãn cách phòng dịch, quán xá đóng cửa, Hà Nội như trở về thời kỳ bao cấp. Hầu hết những người đi làm xa, trưa không về được đều dậy sớm nấu cơm cho vào cặp lồng mang đến văn phòng để dành cho bữa trưa. Một số khác thì đơn giản hơn, tức là bữa tối hôm trước nấu dôi ra một chút để sáng hôm sau mang đi. Dĩ nhiên lúc đó đồ ăn đã nguội ngắt, nhưng chẳng sao, trước khi ăn cho vào lò vi sóng quay nóng lại là được. Nhìn các bà vợ chuẩn bị bữa sáng cho đám trẻ, rồi xới cơm vào cặp lồng cho chồng mang đến cơ quan chẳng khác nào hình ảnh của mấy chục năm về trước. Thời bao cấp các bà, các mẹ cũng dành cơm cho chồng mang đi ăn trưa. Hình như người phụ nữ ở bất kỳ thời điểm nào cũng vẫn tảo tần vì chồng, vì con như vậy.

Tôi còn nhớ, hồi đó nhà tôi có 2 cái cặp lồng. Sáng nào mẹ cũng dậy sớm nấu cơm, chuẩn bị đồ ăn cho vào 1 cái để bố đeo toòng teng trên ghi-đông xe đạp đi làm. Cái còn lại theo mẹ và tôi đến trường. Hồi đó cặp lồng cũng chỉ có 2 loại. Người nào xịn thì có cặp lồng bằng sắt tây màu xanh đậm của quân đội, rất bền. Loại thứ hai làm bằng nhôm trắng, mỏng được bán phân phối ở cửa hàng mậu dịch, loại này chỉ cần rơi nhẹ là méo. Cặp lồng thời đó có 2 ngăn, ngăn dưới nếu lèn khéo thì đựng được 3 bát cơm độn sắn, ngăn trên là một chút dưa chua hay rau muống luộc với vài quả cà. Có những lần trời mưa, đường đến trường trơn trượt, mẹ ngã xe khiến cả mẹ và tôi cùng chiếc cặp lồng rơi xuống đất. Chiều hôm ấy mẹ nhịn đói lên bục giảng.

Tuổi thơ tôi và chắc hẳn cũng của nhiều người đã qua đi với những ký ức về chiếc cặp lồng cơm như vậy. Chiếc cặp lồng cơm thời nay đã không còn nghèo nàn như trước nữa. Đẹp từ hình thức với đủ hình dáng, tiện ích khác nhau. Có loại giữ nhiệt, có loại cắm điện, ủ nóng cơm và thức ăn như vừa mới nấu chứ không nguội ngắt như xưa. Có loại thì chỉ cần cho gạo và nước vào một ngăn, những ngăn còn lại bỏ rau, thịt. Cắm điện đủ thời gian là 3 tầng cơm, canh, thịt đều chín cả. Trưa đến, mọi người trong cơ quan cùng mang ra ăn chung thức ăn của nhau nên bữa trưa cơm cặp lồng thời chống dịch cũng trở nên ấm áp.

Quán phở thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch

Quán phở thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch

Phố phường bỗng trong veo và lắng lại

Vì mùa dịch lại còn kèm theo cái nóng như quánh lại nên ai cũng rón rén không muốn ra đường. Phố bỗng trở nên thênh thang hơn vì các bà, các mẹ cũng không còn lượn lờ ngắm phố, tiết kiệm được khối tiền quà, tiền sắm sửa váy áo và làm đẹp. Các ông bố bớt hẳn cái thói lê la tụ tập bia bọt, đường cũng bớt tắc cứng mỗi chiều tan tầm. Nhưng quả thật là cũng buồn mỗi khi nhớ đến một bát phở ngon hay một cốc cà phê đen đá, thong dong ngồi vỉa hè ngắm người hối hả đi lại trên phố.

Hà Nội vừa có quyết định nới lỏng giãn cách, phố như bừng tỉnh. Nhịp sống đang dần trở lại bình thường. Có người còn đùa rằng, nên lấy ngày 22-6 là “ngày phở Hà Nội” hay “ngày Hà Nội rủ nhau đi cắt tóc”. Người Hà Nội có lẽ quen với vị phở quá rồi, nên chỉ xa một chút là nhớ không chịu nổi. Thế nên sáng 22-6, các hàng phở chan bánh chẳng ngơi tay. Cơn mưa đêm tháng 6 cũng đã làm dịu lại cái nóng của mùa hè cũng như dịu lại cả những lo toan mùa dịch. Những bộn bề cuộc sống trở nên lắng lại, dịu dàng và bình yên. Phố bỗng trở nên trong veo và sạch sẽ, hàng quán lục tục mở cửa trở lại, như thể cuộc sống vốn dĩ là như thế”.

Nhà báo Ngô Chí Tùng

Mùa dịch thì phố cũng buồn, mới 21h thôi mà đường phố chẳng có lấy một bóng người. Ngã tư Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến khi chưa có dịch lúc nào cũng đông kín khách du lịch 4 phương, nay chỉ lác đác vài bóng xe qua. Toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ hàng hóa bị đứt gãy, những người làm dịch vụ ăn uống bị một phen điêu đứng vì chẳng còn thu nhập. Những người dân ven đô hàng ngày vào phố mưu sinh nay cũng không còn thấy bóng.

Hà Nội vừa có quyết định nới lỏng giãn cách, phố như bừng tỉnh. Nhịp sống đang dần trở lại bình thường. Có người còn đùa rằng, nên lấy ngày 22-6 là “ngày phở Hà Nội” hay “ngày Hà Nội rủ nhau đi cắt tóc”. Người Hà Nội có lẽ quen với vị phở quá rồi, nên chỉ xa một chút là nhớ không chịu nổi. Thế nên sáng 22-6, các hàng phở chan bánh chẳng ngơi tay. Cơn mưa đêm tháng 6 cũng đã làm dịu lại cái nóng của mùa hè cũng như dịu lại cả những lo toan mùa dịch. Những bộn bề cuộc sống trở nên lắng lại, dịu dàng và bình yên. Phố bỗng trở nên trong veo và sạch sẽ, hàng quán lục tục mở cửa trở lại, như thể cuộc sống vốn dĩ là như thế.

Nhà báo Ngô Chí Tùng

Nhà báo Ngô Chí Tùng

Dịch bệnh chắc chắn rồi cũng sẽ qua đi, cũng như trời còn có khi mưa, khi nắng. Nhưng cứ sau mỗi lần giãn cách như vậy lại càng khiến người ta nhớ về những con phố đông đúc với đủ những bực bội, ùn ứ, tắc đường... Nhưng như thế mới chính là cuộc sống bình thường.