- Bảo hiểm Xã hội Hà Nội nêu tên 100 đơn vị chậm đóng BHXH kéo dài, số nợ từ 250-370 triệu đồng
- Người tham gia BHXH mất, người thân được hưởng những chế độ nào?
Bảo hiểm xã hội Hà Nội cho biết, cơ quan này đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH và các cơ quan liên quan thống nhất báo cáo UBND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người dân đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, đối tượng được đề xuất hỗ trợ là người thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình thoát nghèo, hộ gia đình thoát cận nghèo; người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi, người khuyết tật nhẹ; người dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo Bảo hiểm xã hội thành phố, việc xây dựng Nghị quyết trên cơ sở kế thừa những chính sách hiện hành, sửa đổi, bổ sung đối tượng và chính sách phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật mới ban hành của Thành phố.
Việc hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tạo điều kiện giảm số tiền đóng cho người dân tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền thành phố đối với người dân nhằm thực hiện an sinh xã hội, phù hợp với đặc thù của Thủ đô, khả năng cân đối ngân sách và đúng thẩm quyền.
Theo đề xuất của Bảo hiểm xã hội thành phố, chính sách hỗ trợ sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2026, điều kiện để thụ hưởng chính sách là người dân đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.