Góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển

(ANTĐ) - Trong bối cảnh bất ổn trên các vùng biển Việt Nam với hàng trăm lượt tàu thuyền mỗi ngày, lực lượng kiểm ngư ra đời sẽ giúp hạn chế tình trạng trên.

Thành lập lực lượng kiểm ngư Việt Nam

Góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển

(ANTĐ) - Trong bối cảnh bất ổn trên các vùng biển Việt Nam với hàng trăm lượt tàu thuyền mỗi ngày, lực lượng kiểm ngư ra đời sẽ giúp hạn chế tình trạng trên.

Xung quanh đề án thành lập lực lượng này, ông Chu Tiến Vĩnh (ảnh), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết:

- Thời gian gần đây, tàu cá và ngư dân Việt Nam bị các nước bắt giữ gia tăng đột biến. Cụ thể, từ năm 2006 đến nay đã có trên 640 vụ bắt giữ gần 1.200 lượt tàu cá với trên 7.000 ngư dân. Đặc biệt gần đây, hầu như ngày nào cũng có vụ việc liên quan đến ngư dân, tàu cá Việt Nam bị bắn, bị đánh đuổi.

Bởi vậy, việc xây dựng lực lượng kiểm ngư là yêu cầu cấp thiết. Thủy sản nước ta là một ngành kinh tế đa dạng, phát triển dựa vào nền tảng nguồn lợi thủy sản tự nhiên là một nghề của nhân dân. Do vậy, thường chịu nhiều rủi ro về nguồn lợi và môi trường, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và sự gia tăng các tác động xấu...

Lực lượng kiểm ngư sẽ góp phần ổn định mức tăng trưởng kinh tế của ngành, đồng thời đảm bảo trật tự an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển trong tình hình mới.

S Sáng 2-6 tại Quân cảng Sài Gòn, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP.HCM tiếp nhận tàu ST112 phục vụ công tác tuần tra kết hợp phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn trên biển.S
Sáng 2-6 tại Quân cảng Sài Gòn, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP.HCM tiếp nhận tàu ST112 phục vụ công tác tuần tra kết hợp phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn trên biển.

- Cụ thể, kiểm ngư có chức năng, nhiệm vụ gì?

- Ông Chu Tiến Vĩnh: Kiểm ngư Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

 Ngoài ra, kiểm ngư còn góp phần hỗ trợ ngư dân sản xuất trên các vùng nước, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt trong việc thực hiện chủ trương “dân sự hóa” ở các vùng biển nhạy cảm mà không thể có sự hiện diện của các lực lượng vũ trang. Đây là lực lượng kiểm tra, kiểm soát dân sự của Việt Nam có đầy đủ các thẩm quyền để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.

- Ông có thể nói rõ hơn về quyền hạn của lực lượng kiểm ngư?

- Ông Chu Tiến Vĩnh: Được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để việc kiểm tra, kiểm soát; xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật. Kiểm ngư sẽ thay mặt Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam hoặc các vùng biển mà Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định, công ước về nghề cá với các quốc gia khác.

-  Vậy, kiểm ngư có được quyền sử dụng vũ khí không thưa ông?

- Ông Chu Tiến Vĩnh: Lực lượng này sẽ được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi làm nhiệm vụ.

- Nhiệm vụ khá “nặng”, việc trang bị cho lực lượng kiểm ngư sẽ như thế nào?

- Ông Chu Tiến Vĩnh: Dự kiến mỗi cơ quan kiểm ngư vùng sẽ có 1 tàu kiểm ngư công suất từ 2.000CV trở lên, được trang bị hiện đại, có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 8, 9 và dài ngày trên biển (riêng cơ quan kiểm ngư vùng 2 được trang bị 2 tàu). Trang bị đầy đủ các trang thiết bị vô tuyến MF/HF, định vị vệ tinh và liên lạc qua vệ tinh IMMARSAT, các trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người và tàu cá trên biển, thiết bị kiểm tra chuyên dụng… Kinh phí đầu tư theo dự toán là hơn 1.300 tỷ đồng.

- Đã có quốc gia nào xây dựng lực lượng kiểm ngư chưa,  thưa ông?

- Ông Chu Tiến Vĩnh: Rất nhiều nước đã có lực lượng kiểm ngư như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines...

Hải Dương (Ghi)