Gợi ý đáp án đề thi môn Sử

ANTĐ - Đề thi môn Sử năm nay được nhận định không khó cho thí sinh bởi không có câu nào thuộc phần kiến thức giảm tải và dễ có điểm trên trung bình tuy nhiên thí sinh sẽ khó đạt được điểm cao nếu không hiểu kĩ bài. Dưới đây là gợi ý đáp án môn Sử.
Gợi ý đáp án đề thi môn Sử ảnh 1
Đề thi môn Sử

Câu 1: Nắm được các ý sau đây:

- Khái quát ngắn gọn cuộc khai thác trong khoảng 2 - 5 dòng: Sau chiến tranh Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2 với quy mô và tốc độ lớn gấp nhiều lần so với trước. Tập trung chủ yếu vào nông nghiệp và công nghiệp. Trong nông nghiệp thì chú trọng lập đồn điền cao su. Trong công nghiệp thì chú trọng khai thác mỏ than.(0,5đ)
- Tác động:
Kinh tế: có sự chuyển biến mới. Kinh tế tư bản chủ nghĩa Pháp được mở rộng. Trong quá trình khai thác thực dân Pháp đã có chú trọng về đầu tư về kĩ thuật và nhân lực nhưng rất hạn chế. Nền kinh tế Việt Nam  vẫn mất cân đối lạc hậu, lệ thuộc vào Pháp. VN vẫn là thị trương độc chiếm của Pháp (1,5đ)

Câu 2:
- Phân chia thời kì (1đ)
+1919 - 1930: Tác động của khai thác thuộc địa lần thứ 2, xã hội VN có sự phân hoá mạnh mẽ, Nguyễn Ái Quốc đẩy mạnh hoạt động chuẩn bị mọi mặt đưa đến sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
+1930 - 1945: Trải qua các phong trào CM: 30-31, 36 - 39, 39 - 45, làm nên cuộc cách mạng tháng 8, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
+1945 - 1954: Trải qua 9 năm kháng chiến, đưa đến việc kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh
+1954 - 1975: Là thời kì tiến hành 2 chiến lược cách mạng XHCN và dân tộc dân chủ ND, đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1975
+1975 - 2000: Đất nước độc lập thống nhất bước vào kỉ nguyên xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
- Nội dung chính của thời kì lịch sử diễn ra sự kiện đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của Pháp. Đó là thời kì 1945 - 1954: (1đ)
+ Năm đầu tiên sau CM T8(1945 -1946): Nêu được những khó khăn thuận lợi của nước VN dân chủ cộng hoà sau CM T8. Những biện pháp xây dựng nền móng chế độ mới, giải quyết khó khăn trước mắt, chống thù trong giặc ngoài (Trung Hoa dân quốc, quân Pháp và tay sai).
+ Từ 19/12/1946 - 21/7/1954: Là cuộc kháng chiến toàn quốc, toàn dân, toàn diện với những thắng lợi to lớn như chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ xuân hè 1954, ký hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7 năm 1954

Câu 3:
Cuối tháng 3 năm 1975, Bộ chính trị quyết định tập trung nhanh nhất sức người sức của, bộ đội vũ khí để hoàn thành giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975. (0,5đ)

Quyết đinh đó dựa trên cơ sở sau 2 chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính Trị nhận định thời cơ chiến lược đã tới, tương quan lực lượng đã hoàn toàn thay đổi sâu sắc có lợi cho ta. (0,5đ)

Bộ Chính Trị đã đồng ý đặt tên cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn là chiến dịch HCM. (0,25đ)

Trước khi giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tấn công các phòng tuyến Xuân Lộc và Phan Rang ở Đông Bắc Sài Gòn. Ngày 18/4 Mỹ tiến hành di tản khỏi Sài Gòn. Ngày 21/4 Tổng thống Thiệu từ chức. (0,5đ)

17h ngày 26/4 chiến dịch HCM chính thức mở màn. Năm cánh quân ta từ các hướng đồng loạt tiến về Sài Gòn nhằm các cơ quan đầu não của địch. 10h 45’ ngày 30/4 Xe tăng và bộ binh ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt sống nguỵ quyền Sài Gòn. Tống thống mới lên là Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11h30’ ngày 30/4 cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu chiến dịch HCM toàn thắng.(1đ)
Lợi dụng thời cơ thuận lợi, các tỉnh và đảo còn lại miền Nam đã đứng lên giải phóng. Đến ngày 2/5 Tỉnh cuối cùng là Châu Đốc được giải phóng. (0,25đ)

Câu 4a:

Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh kéo dài từ sau chiến tranh Thế Giới thứ 2 đến năm 1991.(0,5đ)

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trải qua các thời kì sau đây:
Thời kì1945 - 1952 Liên minh chặt chẽ với Mỹ. Tháng 9/1951 Hiệp ước hoà bình Sanfrancisco, chấm dứt sự chiếm đóng của quân đồng minh 1952. Cùng ngày hiệp ước “an ninh Mỹ - Nhật” được kí kế đặt nên tảng quan hệ giữa 2 nước. Theo đó Nhật Bản nằm dưới “chiếc ô” bảo vệ hạt nhân của Mỹ. Mỹ được phép đóng quân trên lãnh thổ Nhật Bản. (0,75đ)

Thời kì 1952 - 1973: Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được gia hạn 10 năm và sau đó là kéo dài vĩnh viễn. 1956 Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, gia nhập Liên Hợp Quốc. (0,5đ)

Thời kì 1973 - 1991: Với vị thế là 1 cường quốc kinh tế, Nhật Bản đã có chính sách đối ngoại đa dạng hơn, ngoài Mỹ, còn mở rộng với các nước Tây Âu và các khu vực khác. Với học thuyết Phu-cư-đa năm 1977 đánh dấu “sự trở về Châu Á” của Nhật Bản. Tháng 9 năm 1973 Nhật Bản thiết lập quan hệ với Việt Nam. Năm 1978 chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với TQ, kí hiệp ước hoà bình hữu nghị với TQ. (1đ)

- Nội dung của học thuyết Phu-cư-đa là thiết lập quan hệ mọi mặt với các nước Đông Nam Á và là bạn hàng bình đẳng của ASEAN.

Học thuyết Kai-Phu năm 1991 là sự tiếp tục của học thuyết Phu-cư-đa trong điều kiện mới. (0,25đ)

Câu 4b:

Từ 1950 - 2000 vị thế Ấn Độ không ngừng được nâng cao thể hiện trên các mặt sau đây:
- Kinh tế: (1đ) Trong nông nghiệp, nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” Ấn Độ đã tự túc được lương thực và có xuất khẩu.

Về công nghiệp: Đứng thứ 10 những nước có nền công nghiệp phát triển cao

- Khoa học Kĩ thuật: (1đ) Ấn Độ đã trở thành 1 trong 6 nước có khả năng đưa vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất. Năm 1974 Ấn độ đã thử thành công bom nguyên tử. Năm 1975 Ấn Độ đã đưa được vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa đẩy của mình.

“Cuộc cách mạng chất xám” từ những năm 90 đã đưa Ấn Độ trở thành 1 trong những cường quốc sản xuất phần mềm tin học lớn nhất thế giới.

- Đối ngoại: (1đ) Ấn Độ kiên trì đường lối hoà bình trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc, là 1 trong những nước sáng lập phong trào không liên kết. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được thiết lập vào năm 1972.