Gió đổi chiều

(ANTĐ) - “Tổng thống M. Saakashvili phải ra đi và cuộc trưng cầu dân ý về bầu cử trước thời hạn phải được tiến hành trong vòng 10 ngày nữa”. Tối hậu thư của phe đối lập Gruzia đã chính thức được đưa ra, báo hiệu cuộc đối đầu trên chính trường nước này đã lên tới đỉnh điểm.

Gió đổi chiều

(ANTĐ) - “Tổng thống M. Saakashvili phải ra đi và cuộc trưng cầu dân ý về bầu cử trước thời hạn phải được tiến hành trong vòng 10 ngày nữa”. Tối hậu thư của phe đối lập Gruzia đã chính thức được đưa ra, báo hiệu cuộc đối đầu trên chính trường nước này đã lên tới đỉnh điểm.

Tương lai chính trị của ông Saakashvili đang bị đe dọa
Tương lai chính trị của ông Saakashvili đang bị đe dọa

Hôm 23-2, ba chính đảng đối lập lớn tại Gruzia gồm Đảng Cộng hòa (RP), Đảng Cánh hữu mới (NR) và Phong trào chính trị của cựu Đại diện Thường trực Gruzia tại LHQ

I. Alasania đã thành lập “Liên minh cho Gruzia”. Trong tuyên bố đầu tiên, AG khẳng định sau 10 ngày nữa, bất chấp chính quyền chấp nhận hay không, AG vẫn sẽ thực thi các biện pháp cụ thể để tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về bầu cử Tổng thống mới.

Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc đối đầu giữa Tổng thống M. Saakashvili với phe đối lập. Thời gian qua, các chính đảng và tổ chức đối lập liên tục đòi ông M. Saakashvili từ chức. Họ đe dọa sẽ tiến hành tổng bãi công và tuần hành phản đối trong toàn quốc vào tháng 3, tháng 4 tới nếu yêu cầu này không được thực hiện. Phe đối lập thậm chí còn chọn sẵn ông

I. Alasania, 35 tuổi, cựu Đại diện Thường trực Gruzia tại LHQ, để thay thế Tổng thống đương nhiệm M. Saakashvili nhằm “cứu vãn đất nước”.

Dường như gió đang đổi chiều trên chính trường Gruzia. Nhớ lại hơn 4 năm trước đây, những cuộc biểu tình kéo theo bạo động trên đường phố đã lật đổ ông Sevardnadze, đưa thủ lĩnh đối lập M. Saakashvili lên nắm quyền trong cuộc chính biến được mô tả là “Cách mạng nhung” trên vùng Kavkaz. Thế nhưng giờ đây, chính ông M. Saakashvili lại rơi vào tình cảnh tương tự và tương lai chính trị của ông đang bị  đe dọa nghiêm trọng.

Không khó khăn để có câu trả lời cho thực trạng đó. Dù đã vận dụng hết những màn quảng cáo các loại nhưng “Cách mạng nhung” cuối cùng đã lộ ra rằng đó chỉ là những khẩu hiệu mị dân. Nếu tin vào mô tả của báo chí phương Tây, thì Gruzia được xếp vào một trong những nước cải cách kinh tế hàng đầu thế giới và vị trí của nước này trong bảng xếp hạng đã tăng đột biến từ thứ 112 trong năm 2006 lên thứ 18 trong năm 2008. Thế nhưng, nghịch lý là ở chỗ mức sống của đa số người dân Gruzia thì vẫn thuộc mức nghèo của thế giới.

Trong khi chưa vực dậy được nền kinh tế như lời hứa, ông M. Saakashvili lại mạo hiểm lao vào cuộc phiêu lưu khi phát động cuộc chiến nhằm giành quyền kiểm soát Nam Ossetia và Abkhazia. Hệ quả là hệ thống hạ tầng của Gruzia, nhất là các tuyến đường sắt vốn chuyên chở tới 80% nhu cầu hàng hóa của nước này, bị tàn phá nặng nề.

 Giới đầu tư nước ngoài kéo nhau ra đi bởi lo ngại tình hình an ninh bất ổn và triển vọng khôi phục các cơ sở bị chiến tranh tàn phá sẽ kéo dài. Một cố vấn của ông M. Saakashvili đã phải thốt lên: “Đất nước bị vỡ tan ra từng mảnh”. Hầu hết du khách đã chạy khỏi biển Đen, khu nghỉ mát nổi tiếng đối với người Ucraine, Armenia và Azerbaijan.

Với “bảng thành tích” nghèo nàn như vậy, xem ra, không phải đợi đến năm 2013 khi nhiệm kỳ kết thúc, mà ngay lúc này, ông M. Saakashvili đã phải đau đầu với tương lai chính trị của mình. Tất nhiên ông M. Saakashvili khẳng định không có ý định từ chức trước thời hạn nhưng phe đối lập thì đã sẵn sàng cho một cuộc tổng công kích. Phe này đã chuyển cho Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tiến hành các thủ tục pháp lý để phế truất ông M. Saakashvili với lý do Tổng thống nhiều lần vi phạm hiến pháp.

 Để có thể bắt đầu thủ tục phế truất Tổng thống, phe đối lập chỉ cần thu thập chữ ký của 50 nghị sĩ (chiếm 1/3 ghế trong Quốc hội Gruzia). Trong bối cảnh khó khăn của Gruzia hiện nay, đây không phải là điều quá sức với phe đối lập.

   Hoàng Sơn