Giảm thiểu tác hại của mì tôm

(ANTĐ) - Nhiều người vì bận rộn nên thường xuyên dùng mì tôm để thay thế các bữa ăn, dù biết mì tôm chứa chất transfat cùng một lượng nhất định chất bảo quản có hại cho sức khỏe. Vậy phải làm thế nào để giảm thiểu tác hại này?

Giảm thiểu tác hại của mì tôm

(ANTĐ) - Nhiều người vì bận rộn nên thường xuyên dùng mì tôm để thay thế các bữa ăn, dù biết mì tôm chứa chất transfat cùng một lượng nhất định chất bảo quản có hại cho sức khỏe. Vậy phải làm thế nào để giảm thiểu tác hại này?

Theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, một phương pháp khá hiệu quả là dùng 2 lần nước. Nếu bạn nấu, có thể đun sôi nước, cho mì tôm vào nồi khuấy đều sau đó đổ nước này đi, nấu lại bằng nước mới và cho gia vị.

Tương tự nếu bạn không nấu mà chỉ “úp”, hãy đổ lần nước đầu đi. Giải thích cho cách làm này là trong quá trình nấu hoặc ngâm mì ở lượt nước đầu, chất bảo quản trong mì sẽ hòa tan ra nước, đổ nước này đi làm chất bảo quản mất đi khá nhiều. Chất transfat ở bên ngoài mỗi sợi mì cũng vì thế mà mất đi phần lớn, hạn chế tối đa lượng hấp thụ vào cơ thể.

Mặt khác, nếu thường xuyên ăn mì tôm, bạn cũng phải chú ý đến cân bằng dinh dưỡng. Vì trong mì tôm chỉ có carbonhydrate và chất béo nên cần bổ sung rau và chất đạm. Cuối cùng, dù bạn nấu lại bằng nước mới song vẫn không nên húp hết chỗ nước còn dư lại trong bát sau khi ăn hết mì để tránh những chất có hại còn sót lại.

Gia Vinh

 (Theo QQ)