- Truy tìm xe ô tô Nissan, vật chứng vụ "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"
- Truy tìm đối tượng lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền
- Bắt 'nữ quái' trốn truy nã về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Phiên tòa đã phải trì hõa ngay ở phần thủ tục vì vắng mặt một số bị hại và bị cáo từ chối luật sư bào chữa, do cơ quan tố tụng chỉ định.
Theo cáo trạng, năm 2007, CQĐT Công an TP Hà Nội nhận được nhiều đơn thư tố giác của nhiều doanh nghiệp, cá nhân tố cáo Nguyễn Xuân Quyền - Giám đốc Công ty CP Phú Quyền Thế có hành vi vay tiền nhưng không trả mà bỏ trốn để chiếm đoạt.
CQĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Quyền về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Nhưng sau đó, Quyền bỏ trốn nên CQĐT đã ra quyết định truy nã.
Nguyễn Xuân Quyền bị đưa ra xét xử. |
Ngày 18-3-2023, cơ quan chức năng tại Tanzania phát hiện Quyền là đối tượng truy nã quốc tế và trục xuất về Việt Nam. Ngày 3-4-2023, khi Quyền nhập cảnh vào Việt Nam qua Sân bay Quốc tế Nội Bài, CQĐT đã thực hiện bắt truy nã.
Quá trình điều tra xác định, Nguyễn Xuân Quyền là Giám đốc, đại diện theo pháp luật của Công ty CP Phú Quyền Thế, có trụ sở tại Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Công ty có hoạt động dịch vụ thương mại, mua bán, môi giới nhà đất, thuê và cho thuê nhà, dịch vụ cầm đồ…
Trong các năm 2006-2007, bị cáo đã lợi dụng pháp nhân của Công ty Phú Quyền Thế vay tiền của nhiều người sau đó bỏ trốn để chiếm đoạt. Tổng cộng Quyền đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của 17 bị hại với số tiền 59,5 tỉ đồng.
Khi vay tiền, Quyền viết giấy vay nợ, thỏa thuận lãi suất 4-5%/tháng. Giai đoạn đầu, bị cáo trả lãi theo thỏa thuận nhưng sau đó không có khả năng trả nợ nên bỏ trốn để chiếm đoạt. CQĐT xác định Quyền còn chiếm đoạt 56,9 tỉ đồng của các bị hại.
Trong số nạn nhân, bà Hoàng Thị Hòa (ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) đã cho bị Quyền vay hơn 5 tỉ đồng trong thời gian từ tháng 7-2006 đến tháng 1-2007 với lãi suất thỏa thuận từ 4-4,5%/tháng.
Đến tháng 11-2013, biết tin Quyền xuất cảnh trốn sang Mozambique, bà Hoa bay đến tận đây tìm “con nợ” để đòi tiền. Vì thế, Quyền nhờ người mang trả cho bà Hòa 20.000 USD. Đến nay, bà Hòa đề nghị CQĐT xử lý bị cáo theo pháp luật và yêu cầu Quyền trả lại hơn 3,4 tỉ đồng còn bị chiếm đoạt.
Nạn nhân mất nhiều tiền nhất là ông Trương Anh Tú (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ông Tú khai, Quyền nhiều lần hỏi vay tiền phục vụ hoạt động kinh doanh mua bán nhà đất với lãi suất 6%/tháng.
Ông Tú cung cấp bằng chứng là 3 giấy vay tiền tổng cộng 27,6 tỉ đồng và khẳng định toàn bộ số tiền trên là tiền gốc, chưa tính lãi. Bị hại đề nghị CQĐT xử lý hành vi của bị cáo, yêu cầu Quyền trả lại số tiền.
Tuy nhiên, Quyền phủ nhận khoản nợ và khai đã trả hết nợ ông Tú nhưng không thu lại giấy vay tiền. Theo CQĐT, không có căn cứ, tài liệu để chứng minh việc Quyền đã trả tiền cho ông Tú. Kết quả giám định chữ viết, chữ ký trên giấy vay tiền đúng là của Nguyễn Xuân Quyền.
Một nạn nhân khác, ông Bùi Xuân Trường (ở quận Ba Đình, Hà Nội) được Quyền mời góp vốn xây dựng tòa nhà tại địa chỉ 124 Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội) từ năm 2006. Ông Trường đã đến xem hiện trạng xây dựng thì thấy Quyền đã triển khai xây xong móng nhà và tầng hầm.
Dù biết tòa nhà xây dựng không phép nhưng ông Trường vẫn đồng ý góp vốn với tổng số tiền là 11,9 tỉ đồng. Nhưng sau đó, Nguyễn Xuân Quyền không triển khai xây dựng tòa nhà mà bỏ trốn, chiếm đoạt số tiền góp vốn.