Tìm lại vẻ thanh lịch người Tràng An

(ANTĐ) - Gần 50 năm sống, làm việc ở Hà Nội, song do sức khỏe của vợ, nhà thơ Lê Quang Trang phải chuyển vào TP.HCM. Vừa chân ướt chân ráo đến nơi ở mới, ông đã được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, “gánh” thêm trách nhiệm Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà thơ Lê Quang Trang nhớ về Hà Nội nghìn năm như nhớ về một phần tâm hồn của mình…

Tìm lại vẻ thanh lịch người Tràng An

(ANTĐ) - Gần 50 năm sống, làm việc ở Hà Nội, song do sức khỏe của vợ, nhà thơ Lê Quang Trang phải chuyển vào TP.HCM. Vừa chân ướt chân ráo đến nơi ở mới, ông đã được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, “gánh” thêm trách nhiệm Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà thơ Lê Quang Trang nhớ về Hà Nội nghìn năm như nhớ về một phần tâm hồn của mình…

Nhà thơ Lê Quang Trang

Nhà thơ Lê Quang Trang

- Xa Hà Nội, cảm xúc của ông vẫn dạt dào lắm…

- Tôi đặt chân lên đất Thủ đô khi mới 10 tuổi. Đấy là một kỷ niệm không bao giờ quên với bao nhớ thương, yêu mến. Ký ức của tôi là những hình ảnh thuở sinh viên đội mưa trắng đêm khóc viếng Bác năm 1969, hay Quảng Bá chiều đông năm 1970, nhà văn Nguyên Hồng khóc tiễn chúng tôi lên đường vào chiến trường khói lửa, năm 1980 háo hức chờ đêm biểu diễn Chopin của Đặng Thái Sơn ở Nhà hát Lớn khi anh vừa giành giải nhất từ Balan trở về… Tôi rất ấn tượng với hàng cây cơm nguội đầu đường Yên Phụ trơ trụi giữa mùa đông, những hàng sao vút cao trên đường Lò Đúc, và những cây sấu cổ thụ lá xanh mướt mùa hè dọc đường Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo… Tôi cũng đặc biệt thích cái cảm giác mỗi mùa thu ngồi trên ghế đá ven hồ Hoàn Kiếm phía đường Hàng Khay nhìn mặt hồ lăn tăn sóng gợn nghe heo may về. Xa Hà Nội rồi, những kỷ niệm như thế như càng cháy bỏng, da diết hơn.

- Với những nét đẹp xưa, ông sẽ nói gì với Hà Nội hôm nay?

- Hà Nội hôm nay thoáng đãng hơn, sang trọng hơn. Nhưng tôi có cảm giác nét văn hóa trong các công trình xây dựng gần đây dường như chưa xứng với tầm nhìn và tiềm lực của Thủ đô hiện tại, còn vẻ manh mún, thiếu đồng bộ, lộ trình quy hoạch và thực hiện hơi vội vã... Có lẽ thế chỗ kẹt xe, chỗ ngập. Con sông Hồng chảy giữa lòng Thủ đô là phúc trời cho mà chưa thành thắng cảnh cho du lịch cũng là điều đáng tiếc. Sợ nhất là những ứng xử thiếu văn hóa, thiếu thanh lịch trong lời ăn tiếng nói, trong giao tiếp của không ít người ở những nơi công cộng đã và đang xuất hiện tràn lan. Hà Nội cần lắm những biện pháp nâng cao nếp sống văn minh đô thị, tìm lại vẻ thanh lịch vốn có của người Tràng An - người Hà Nội.

Chương Võ