Tất cả các nghệ sĩ đều yêu sự cô đơn

(ANTĐ) - Trong tuần cuối của tháng 8, độc giả Việt Nam lại hào hứng bởi một sự kiện đặc biệt là chuyến giao lưu giới thiệu sách của nhà văn Italia, Paolo Giordano. Trước giờ, đã có nhiều nhà văn nổi tiếng sang Việt Nam, nhưng có lẽ đây là lần khiến độc giả kinh ngạc nhất, bởi vì Paolo Giordano là một hiện tượng của văn học Italia, nhưng chỉ là một chàng trai trẻ măng chứ không phải một ông già đạo mạo.

Paolo Giordano:

Tất cả các nghệ sĩ đều yêu sự cô đơn

(ANTĐ) - Trong tuần cuối của tháng 8, độc giả Việt Nam lại hào hứng bởi một sự kiện đặc biệt là chuyến giao lưu giới thiệu sách của nhà văn Italia, Paolo Giordano. Trước giờ, đã có nhiều nhà văn nổi tiếng sang Việt Nam, nhưng có lẽ đây là lần khiến độc giả kinh ngạc nhất, bởi vì Paolo Giordano là một hiện tượng của văn học Italia, nhưng chỉ là một chàng trai trẻ măng chứ không phải một ông già đạo mạo.

Nhìn trên ảnh, Giordano giống tài tử điện ảnh và ca sĩ hơn nhà văn, nhưng bên ngoài anh lại có dáng dấp của một chàng sinh viên giản dị với quần thụng xanh, áo sơ mi kẻ sọc bỏ ngoài quần và khuôn mặt hiền lành. Khi khoa Lý luận sáng tác phê bình của trường ĐH Văn hóa HN báo cho tôi biết rằng tác giả của cuốn sách đang nổi đình nổi đám “Nỗi cô đơn của các số nguyên tố” sẽ đến giao lưu với sinh viên vào lúc 2h chiều 27-8, tôi đi rất đủng đỉnh đến tận hơn 2h mới tới nơi, vì đã từng học ngôn ngữ Italia, tiếp xúc nhiều với người Italia, biết rằng họ chẳng mấy khi đúng giờ. Y rằng đến nơi thấy báo rằng họ đã hẹn lại 2h30 vì 2h mới rời khỏi ĐSQ được. Tôi đoán “Họ hẹn 2h30, nhưng chắc sẽ không đúng giờ đâu”. Quả nhiên, 2h40 mới thấy Paolo Giordano xuất hiện cùng một số người khác.

Khuôn viên phòng hội thảo của Khoa Lý luận sáng tác phê bình nhỏ hẹp và nóng bức, tuy nhiên sinh viên vẫn kê ghế tràn qua ngoài sân để được tận mắt thấy nhà văn trẻ nhất giành giải văn học Italia Premio Strega. Ngay khi vừa nhận được micro, Paolo đã nói rằng anh chỉ đến để giao lưu, chứ không có gì để dạy dỗ hay hướng dẫn các bạn trẻ cả, vì các bạn đã có những giảng viên chuyên ngành kỳ cựu giảng dạy rồi. Paolo Giordano đang là nghiên cứu sinh ngành Vật lý lượng tử và Công nghệ, và không có gì lạ khi nhan đề cuốn tiểu thuyết gần 400 trang có cái tên rất lạ liên quan đến toán học.

Trong cuốn sách này, Paolo đề cập đến một đề tài mang tính thời đại là nỗi cô đơn của những người trẻ tuổi trong kỷ nguyên của truyền hình, máy vi tính, điện thoại di động. Đây là vấn đề xã hội đang được quan tâm, thậm chí có cả những nghiên cứu đi sâu vào lối sống Emo (Emotion) của giới trẻ. Đó là một quần thể gồm những cá nhân riêng lẻ sống thu mình trong thế giới cảm xúc của mình. Họ không giao tiếp hoặc không thể giao tiếp với những người mà họ coi là không thể chia sẻ đến tận cùng trong khu vườn bí mật của tâm hồn.

Đã có nhiều nhà văn trẻ xoáy sâu vào chủ đề này nhưng không phải ai cũng thành công. Hai nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết của Paolo còn bi kịch hơn, mỗi người mang trong mình một ám ảnh không thể gột rửa, và ám ảnh, bế tắc lồng trong nỗi cô đơn. Cuối truyện, tưởng rằng hai nỗi cô đơn, hai sự đồng cảm gặp nhau sẽ tạo thành một niềm hạnh phúc nhưng rồi họ nhận ra rằng số phận của họ sẽ như các con số nguyên tố kia, luôn bị chặn lại bởi một số chẵn chen vào giữa.

Bi kịch vì thế được đẩy lên đến tận cùng. Paolo Giordano truyền tải ý tưởng ấy bằng một hình ảnh ẩn dụ rất lạ, rất toán học với những mạch văn chau chuốt miêu tả chi tiết mà nhà phê bình Văn Giá gọi là “cực thực”. Ông cũng nói rằng “Đã rất lâu rồi tôi mới đọc một cuốn tiểu thuyết ám ảnh đến như thế”.

“Nỗi cô đơn của các con số nguyên tố” được phát hành vào đầu năm 2008 và ngay lập tức trở thành sự kiện xuất bản tại Italia với hơn 1 triệu bản in sau khi Paolo đoạt giải. Trong buổi giao lưu, Paolo chia sẻ những suy nghĩ của mình một cách chân thật như khi người ta ngồi đàm đạo văn chương cùng nhau trong một không gian hẹp “Nhiều người vẫn nói rằng họ viết là vì đam mê, viết chỉ để cho mình đọc và chia sẻ với bạn bè nhưng tôi cho là họ chỉ nói ngoài mặt thế thôi, ai cũng muốn tác phẩm của mình phải được đón nhận.

Vì thế, các bạn hãy chọn cho mình một nhà xuất bản thật tốt”. Khi được hỏi về sự khác biệt giữa một người làm khoa học tự nhiên và một nhà văn, Paolo nói rằng “Không có bất lợi nào khi một người làm khoa học viết văn cả, thậm chí còn có lợi nữa, vì việc hiểu biết chuyên sâu về khoa học tự nhiên giúp tôi có hành trang kiến thức về một lĩnh vực đặc biệt mà rất ít nhà văn khác có. Các bạn viết văn chắc cũng hiểu một điều rằng nếu tác giả có những kiến thức đặc biệt khác với đời thường thì cuốn sách sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. Đọc về một lĩnh vực khác cũng giống như khi người ta đọc về một quốc gia khác vậy.

Và một lời khuyên của tôi là khi các bạn cầm bút viết, hãy viết về điều gì mà mình hiểu sâu nhất”. Cũng giống như nhiều nhà văn Việt Nam, Paolo thừa nhận rằng viết lách là một công việc cô đơn, bởi vì khi đó bạn chỉ có thể làm việc một mình chứ không thể làm việc tập thể, nhưng tất cả các nghệ sĩ đều yêu sự cô độc đó, và nỗi cô đơn là thứ cần thiết để người sáng tạo tồn tại. Paolo cho rằng tính cô đơn có hai mặt: tích cực và tiêu cực, vì thế, anh rất dễ dàng miêu tả nỗi cô đơn trong tác phẩm của mình.

Ông Giuseppe Tidona, tùy viên văn hóa ĐSQ Italia, người đã từng theo học chuyên ngành văn học ở trường đại học nói rằng “Tôi đã đọc sách của Paolo đến hai lần, trong vòng một năm”. Và tôi tin rằng, với cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, nhà văn trẻ Paolo Giordano đã làm được một điều mà bất kỳ nhà văn nào đều mơ ước, đấy là khiến người đọc phải chiêm ngưỡng tác phẩm của mình không phải chỉ một lần.

DiTrong tuần cuối của tháng 8, độc giả Việt Nam lại hào hứng bởi một sự kiện đặc biệt là chuyến giao lưu giới thiệu sách của nhà văn Italia, Paolo Giordano. Trước giờ, đã có nhiều nhà văn nổi tiếng sang Việt Nam, nhưng có lẽ đây là lần khiến độc giả kinh ngạc nhất, bởi vì Paolo Giordano là một hiện tượng của văn học Italia, nhưng chỉ là một chàng trai trẻ măng chứ không phải một ông già đạo mạo.

Nhìn trên ảnh, Giordano giống tài tử điện ảnh và ca sĩ hơn nhà văn, nhưng bên ngoài anh lại có dáng dấp của một chàng sinh viên giản dị với quần thụng xanh, áo sơ mi kẻ sọc bỏ ngoài quần và khuôn mặt hiền lành. Khi khoa Lý luận sáng tác phê bình của trường ĐH Văn hóa HN báo cho tôi biết rằng tác giả của cuốn sách đang nổi đình nổi đám “Nỗi cô đơn của các số nguyên tố” sẽ đến giao lưu với sinh viên vào lúc 2h chiều 27-8, tôi đi rất đủng đỉnh đến tận hơn 2h mới tới nơi, vì đã từng học ngôn ngữ Italia, tiếp xúc nhiều với người Italia, biết rằng họ chẳng mấy khi đúng giờ. Y rằng đến nơi thấy báo rằng họ đã hẹn lại 2h30 vì 2h mới rời khỏi ĐSQ được. Tôi đoán “Họ hẹn 2h30, nhưng chắc sẽ không đúng giờ đâu”. Quả nhiên, 2h40 mới thấy Paolo Giordano xuất hiện cùng một số người khác.

Khuôn viên phòng hội thảo của Khoa Lý luận sáng tác phê bình nhỏ hẹp và nóng bức, tuy nhiên sinh viên vẫn kê ghế tràn qua ngoài sân để được tận mắt thấy nhà văn trẻ nhất giành giải văn học Italia Premio Strega. Ngay khi vừa nhận được micro, Paolo đã nói rằng anh chỉ đến để giao lưu, chứ không có gì để dạy dỗ hay hướng dẫn các bạn trẻ cả, vì các bạn đã có những giảng viên chuyên ngành kỳ cựu giảng dạy rồi. Paolo Giordano đang là nghiên cứu sinh ngành Vật lý lượng tử và Công nghệ, và không có gì lạ khi nhan đề cuốn tiểu thuyết gần 400 trang có cái tên rất lạ liên quan đến toán học.

Trong cuốn sách này, Paolo đề cập đến một đề tài mang tính thời đại là nỗi cô đơn của những người trẻ tuổi trong kỷ nguyên của truyền hình, máy vi tính, điện thoại di động. Đây là vấn đề xã hội đang được quan tâm, thậm chí có cả những nghiên cứu đi sâu vào lối sống Emo (Emotion) của giới trẻ. Đó là một quần thể gồm những cá nhân riêng lẻ sống thu mình trong thế giới cảm xúc của mình. Họ không giao tiếp hoặc không thể giao tiếp với những người mà họ coi là không thể chia sẻ đến tận cùng trong khu vườn bí mật của tâm hồn.

Đã có nhiều nhà văn trẻ xoáy sâu vào chủ đề này nhưng không phải ai cũng thành công. Hai nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết của Paolo còn bi kịch hơn, mỗi người mang trong mình một ám ảnh không thể gột rửa, và ám ảnh, bế tắc lồng trong nỗi cô đơn. Cuối truyện, tưởng rằng hai nỗi cô đơn, hai sự đồng cảm gặp nhau sẽ tạo thành một niềm hạnh phúc nhưng rồi họ nhận ra rằng số phận của họ sẽ như các con số nguyên tố kia, luôn bị chặn lại bởi một số chẵn chen vào giữa.

Bi kịch vì thế được đẩy lên đến tận cùng. Paolo Giordano truyền tải ý tưởng ấy bằng một hình ảnh ẩn dụ rất lạ, rất toán học với những mạch văn chau chuốt miêu tả chi tiết mà nhà phê bình Văn Giá gọi là “cực thực”. Ông cũng nói rằng “Đã rất lâu rồi tôi mới đọc một cuốn tiểu thuyết ám ảnh đến như thế”.

“Nỗi cô đơn của các con số nguyên tố” được phát hành vào đầu năm 2008 và ngay lập tức trở thành sự kiện xuất bản tại Italia với hơn 1 triệu bản in sau khi Paolo đoạt giải. Trong buổi giao lưu, Paolo chia sẻ những suy nghĩ của mình một cách chân thật như khi người ta ngồi đàm đạo văn chương cùng nhau trong một không gian hẹp “Nhiều người vẫn nói rằng họ viết là vì đam mê, viết chỉ để cho mình đọc và chia sẻ với bạn bè nhưng tôi cho là họ chỉ nói ngoài mặt thế thôi, ai cũng muốn tác phẩm của mình phải được đón nhận. Vì thế, các bạn hãy chọn cho mình một nhà xuất bản thật tốt”.

Khi được hỏi về sự khác biệt giữa một người làm khoa học tự nhiên và một nhà văn, Paolo nói rằng “Không có bất lợi nào khi một người làm khoa học viết văn cả, thậm chí còn có lợi nữa, vì việc hiểu biết chuyên sâu về khoa học tự nhiên giúp tôi có hành trang kiến thức về một lĩnh vực đặc biệt mà rất ít nhà văn khác có. Các bạn viết văn chắc cũng hiểu một điều rằng nếu tác giả có những kiến thức đặc biệt khác với đời thường thì cuốn sách sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.

Đọc về một lĩnh vực khác cũng giống như khi người ta đọc về một quốc gia khác vậy. Và một lời khuyên của tôi là khi các bạn cầm bút viết, hãy viết về điều gì mà mình hiểu sâu nhất”. Cũng giống như nhiều nhà văn Việt Nam, Paolo thừa nhận rằng viết lách là một công việc cô đơn, bởi vì khi đó bạn chỉ có thể làm việc một mình chứ không thể làm việc tập thể, nhưng tất cả các nghệ sĩ đều yêu sự cô độc đó, và nỗi cô đơn là thứ cần thiết để người sáng tạo tồn tại. Paolo cho rằng tính cô đơn có hai mặt: tích cực và tiêu cực, vì thế, anh rất dễ dàng miêu tả nỗi cô đơn trong tác phẩm của mình.

Ông Giuseppe Tidona, tùy viên văn hóa ĐSQ Italia, người đã từng theo học chuyên ngành văn học ở trường đại học nói rằng “Tôi đã đọc sách của Paolo đến hai lần, trong vòng một năm”. Và tôi tin rằng, với cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, nhà văn trẻ Paolo Giordano đã làm được một điều mà bất kỳ nhà văn nào đều mơ ước, đấy là khiến người đọc phải chiêm ngưỡng tác phẩm của mình không phải chỉ một lần.

Di Li