Khai mạc Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam

(ANTĐ) - Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam vừa khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, HN). Đây là một trong những hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt trong những ngày đầu năm 2010. Tham dự hội nghị có nhiều nhà văn, nhà thơ, dịch giả đến từ 31 quốc gia khác nhau. Hội nghị sẽ diễn ra trong 6 ngày liên tục.

Khai mạc Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam

(ANTĐ) - Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam vừa khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, HN). Đây là một trong những hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt trong những ngày đầu năm 2010. Tham dự hội nghị có nhiều nhà văn, nhà thơ, dịch giả đến từ 31 quốc gia khác nhau. Hội nghị sẽ diễn ra trong 6 ngày liên tục.

Nhiều đại biểu nước ngoài tham dự Hội nghị giới thiệu văn học Việt Nam lần 2
Nhiều đại biểu nước ngoài tham dự Hội nghị giới thiệu văn học Việt Nam lần 2

Tới dự lễ khai mạc hội nghị có ông Tô Huy Rứa - UVBCT, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TW; ông Nguyễn Thiện Nhân, UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Phùng Hữu Phú, UVTW Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo TW, Trưởng ban chỉ đạo Hội nghị. Ngoài ra còn có hơn 700 đại biểu gồm các nhà văn, nhà thơ, dịch giả của 31 quốc gia.

Trong bài phát biểu, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao vai trò của các nhà văn, vai trò của văn học dịch trong tiến trình phát triển và hội nhập. Phó thủ tướng coi Hội nghị là một khởi đầu mới của văn học Việt Nam.

Theo nhà thơ Hữu Thỉnh "tổng kết" tại hội nghị sáng 5/1, văn học dịch ở Việt Nam lớn mạnh vượt bậc và có hệ thống trong nhiều năm qua. Cứ 100 cuốn sách được bày bán thì có 25 cuốn sách dịch, điều này lại hoàn toàn bất tương xứng với tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra nước ngoài. Sau Hội nghị lần thứ nhất, số lượng tác phẩm văn học được dịch tăng đáng kể. Tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ Tịch có thêm 4 nước dịch thuật, Tổng tập nghìn năm văn hiến với 15 tập tiếp tục được xuất bản ở Liên Xô… Đặc biệt, các tác giả cổ điển Việt Nam như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi cũng đã được giới thiệu với bạn bè quốc tế tại Pháp, Hoa Kỳ, Ba Lan, Thuỵ Điển…

Đây là lần thứ hai hội nghị được tổ chức tại Việt Nam. Lần này có sự tham gia của 108 đại biểu đến từ 34 nước. Đây được coi là cố gắng vượt bậc của ban tổ chức trong việc quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Với sự tham gia của đông đảo đại biểu nước ngoài và gần 200 đại biểu là dịch giả, nhà nghiên cứu văn hoá, nhà thơ, nhà văn trong nước và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tham dự Hội nghị sẽ là cơ hội quý báu để các tác phẩm Việt Nam được biết nhiều hơn và được xuất bản nhiều hơn trên thế giới.

Sau lễ khai mạc sáng 5/1, Triển lãm giao lưu văn học Quốc tế được mở cửa vào lúc 3h30 cùng ngày tại 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Các đại biểu sẽ tiếp tục hội thảo trong cả ngày 6/1 với các nhóm chuyên đề: Văn học cổ điển Việt Nam, Văn xuôi Việt Nam hiện đại, Thơ Việt Nam hiện đại và Gặp gỡ các nhà văn trẻ. Ngày 7/1 sẽ là ngày có ý nghĩa với các nhà xuất bản khi tiến hành lễ ký kết văn bản hợp tác xuất bản giữa các quốc gia với đại diện 11 nhà xuất bản Việt Nam.

Kết thúc hai ngày làm việc, các đại biểu sẽ có chuyến tham quan Vịnh Hạ Long, dự Đêm thơ Quốc tế tại đây và đi thăm quan Yên Tử, Phủ Thành Chương. Sau đó các đại biểu còn đi tham quan Bảo tàng Dân tộc (HN), Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nghe quan họ Bắc Ninh và xem biểu diễn múa rối nước...

Gia Bách