Dấu ấn Hà Nội: Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(ANTĐ) - Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng vào tháng 10 – 1070 để làm nơi thờ Khổng Tử, Mạnh Tử… Đến 1076 xây nhà Quốc Tử Giám, ban đầu là nơi học của các hoàng tử.

Dấu ấn Hà Nội: Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(ANTĐ) - Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng vào tháng 10 – 1070 để làm nơi thờ Khổng Tử, Mạnh Tử… Đến 1076 xây nhà Quốc Tử Giám, ban đầu là nơi học của các hoàng tử.

Bố cục toàn thể Văn Miếu Quốc Tử Giám như ngày nay, muộn nhất cũng có từ đời Lê (thế kỷ 15 – 18). Văn Miếu Quốc Tử Giám có diện tích 54.331m2, bao gồm Hồ Văn, vườn cảnh. Văn Miếu được chia ra làm 5 khu. Khu 1 – Từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trung;

Khu 2 – Khuê văn Các, mới được xây dựng đầu thế kỷ 19, là nơi tổ chức bình văn thơ của các sĩ tử; Khu 3, lưu giữ 82 bia Tiến sĩ từ năm 1484 – 1780, ghi rõ họ tên, quê quán của 1307 vị Tiến sĩ của 82 khóa thi; Khu 4 - Khu Đại Bái, hai bên là hai dãy tả vu, hữu vu. Đây là nơi thờ Khổng tử (551 – 479 trước công nguyên).

Khu 5 – Khu Thái học, vốn là Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của nước ta. Đây là nơi thờ Chu Văn An. Khu Thái học mới được tôn tạo lại năm 2000 trong dịp kỷ niệm 990 Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội.

Dấu ấn Hà Nội: Văn Miếu - Quốc Tử Giám ảnh 1

Từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trung

Dấu ấn Hà Nội: Văn Miếu - Quốc Tử Giám ảnh 2

 Khuê Văn Các

Từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trung Khuê Văn Các Bia Tiến sĩ Khu Đại Bái Khu Thái Học

Bia Tiến sĩ

Từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trung Khuê Văn Các Bia Tiến sĩ Khu Đại Bái Khu Thái Học

Khu Đại Bái

Từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trung Khuê Văn Các Bia Tiến sĩ Khu Đại Bái Khu Thái Học
Khu Thái Học

Tạ Hoàng Long