Xung quanh việc cấm lưu hành ca khúc “Con đường xưa em đi”:

Cấm lưu hành "dị bản", cấm luôn cả... "bản gốc"?

ANTD.VN - Bản nhạc gốc của ca khúc “Con đường xưa em đi” được nhạc sĩ Châu Kỳ gửi Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam lưu giữ. Bản gốc này đã được cấp phép lưu hành năm 1969, trong khi lệnh cấm gần đây của Cục NTBD “nhắm” tới “dị bản” của sáng tác này.

Lý do được Cục NTBD đưa ra khi về việc cấm lưu hành vô thời hạn 5 ca khúc được sáng tác trước năm 1975, trong đó có bài hát “Con đường xưa em đi” là do các bài hát này đều bị sai lời so với bản gốc, thậm chí sai tên tác giả, tức là vi phạm vấn đề bản quyền.

Cụ thể, ca khúc “Con đường xưa em đi” của nhạc sĩ Châu Kỳ đã bị chỉnh sửa lại một số chỗ về ca từ và bị cho là “dị bản” so với bản gốc.

Bản gốc "Con đường xưa em đi" đang được VCPMC lưu giữ 

Tuy nhiên,  theo thông tin được Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cung cấp cho báo giới thì bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” do nhạc sĩ Châu Kỳ sáng tác (thơ Hồ Đình Phương) hiện đang được VCPMC lưu giữ. Cụ thể, ca khúc này được cấp phép phổ biến từ ngày 1-9-1969 theo giấy phép số 3577 BTT/NBC/PHNT.

Nhà báo Phan Phương – Trưởng Ban Hội viên của VCPMC cho biết từ năm 2004, nhạc sĩ Châu Kỳ đã ủy quyền cho Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đối với khoảng 300 ca khúc do ông sáng tác, trong đó có “Con đường xưa em đi”. Sau khi nhạc sĩ Châu Kỳ qua đời năm 2008 thì vợ ông – bà Kha Thị Đàng tiếp tục ký hợp đồng ủy thác bảo vệ tác quyền các bài hát của chồng mình cho VCPMC. Bà Kha Thị Đàng cũng được xem là người đại diện hợp pháp cho chủ sở hữu các sáng tác của nhạc sĩ Châu Kỳ.

Cũng theo đại diện của VCPMC thì trong hợp đồng ủy quyền giữa Trung tâm với nhạc sĩ Châu Kỳ có phần xác nhận của ông cũng như người thân đại diện cho ông cam kết về việc sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các sáng tác của mình.

Ca khúc "Con đường xưa em đi" được cơ quan có thẩm quyền cấp phép phổ biến trong nước từ năm 1969

Điều đáng nói là theo bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” đã được cơ quan quản lý văn hóa cấp phép lưu hành trong nước vào năm 1969 mà hiện VCPMC đang lưu giữ, lời ca khúc chưa hề bị chỉnh sửa lại như “dị bản” bị Cục NTBD cấm lưu hành vô thời hạn trong thời gian gần đây. Cụ thể, câu “Chiến trường anh bước đi…” chưa bị đổi thành “Lối mòn anh bước đi…”, và câu “Nơi đây phiên gác canh dài…” chưa bị đổi thành “Nơi đây thao thức canh dài…”.

Như vậy câu hỏi đặt ra là, việc Cục NTBD cấm lưu hành “dị bản” bài hát “Con đường xưa em đi” có liên quan gì đến việc phổ biến bản gốc đã được cấp phép lưu hành của ca khúc này? Và nếu đã cấp phép bản gốc thì sao lại cấm lưu hành bản gốc chỉ vì xuất hiện… “dị bản”?

Cấm lưu hành "dị bản", cấm luôn cả... "bản gốc"?  ảnh 3

Quang Lê và Lệ Quyên từng song ca bản gốc ca khúc "Con đường xưa em đi" trên sân khấu chương trình "Xuân phát tài 5" diễn ra tại Hà Nội vào đầu năm 2015

Trên thực tế nhiều năm qua, bản gốc bài hát này từng được nhiều nghệ sĩ chọn trình diễn trên khắp các sân khấu lớn nhỏ, thậm chí thu trong album ca nhạc.

Ví dụ như trong chương trình “Xuân phát tài 5” diễn ra vào tối 10-1-2015 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), cặp đôi Quang Lê và Lệ Quyên đã song ca bản gốc của “Con đường xưa em đi” trên sân khấu. Rồi ca sĩ được mệnh danh “ngọc nữ Bolero” Tố My (Á quân cuộc thi “Solo cùng Bolero 2015”) cũng từng thể hiện bản gốc ca khúc này. Trên kênh Youtube riêng của ca sĩ Anh Thơ còn từng xuất bản tuyển tập nhạc vàng trữ tình chọn lọc vào ngày 31-8-2016, trong đó Anh Thơ cũng hát bản gốc của “Con đường xưa em đi”.

Trên kênh Youtube cá nhân của ca sĩ Anh Thơ cũng phát hành ca khúc "Con đường xưa em đi" (bản gốc)  vào tháng 8-2016. 

Có ý kiến cho rằng việc xuất hiện dị bản ca khúc “Con đường xưa em đi” có thể do các “bầu sô” tự chỉnh sửa lại để thuận tiện hơn cho việc xin cấp phép biểu diễn chương trình, hoặc nghệ sĩ tự điều chỉnh lại khi hát trên sân khấu cho phù hợp với hoàn cảnh. Nếu như vậy thì rõ ràng lỗi để xuất hiện và lưu hành “dị bản” nhạc phẩm trên không thể thuộc về nhạc sĩ Châu Kỳ hay những người đại diện cho ông về quyền sở hữu tác phẩm.

Bản thân bà Kha Thị Đàng – vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ cũng xác nhận mặc dù chồng mình khi còn sống từng có ý định chỉnh sửa lại lời ca khúc này, tuy nhiên sau đó vợ chồng ông chưa hề đề xuất việc chỉnh sửa với cơ quan có thẩm quyền. Điều này cũng có nghĩa, bản gốc của ca khúc “Con đường xưa em đi” vẫn còn giá trị về mặt pháp lý.

Vì vậy nếu rà soát, thẩm định lại ca từ cũng như các yếu tố khác có liên quan đến ca khúc này thì lẽ ra Cục NTBD phải thẩm định lại bản gốc chứ không thể thẩm định “dị bản” để rồi cấm luôn cả bản gốc đã được cấp phép. 

Cùng xem lại đầy đủ lời trong bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” của nhạc sĩ Châu Kỳ đã được cấp phép phổ biến từ ngày 1-9-1969 theo giấy phép số 3577 BTT/NBC/PHNT:

 “Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê

Anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi

Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về

Chiến trường anh bước đi

Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe... Hỏi còn ai cố tri

Em ơi! nhìn gió lên khơi, lòng có trông vời một người xa cuối trời?

Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài

Em ơi! màu áo phong sương, mình ước huy hoàng được bàn tay chính nàng

Dâng hoa, dâng hết ân tình

Tình đến bao giờ

Hỏi đường xưa mà nhớ… con đường xưa em đi

Thời gian có quên gì

Đá mòn kia vẫn ghi, ghi một đêm trăng thanh

Quán bên đường vắng tênh

Chỉ còn em với anh.”

 “Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê

Anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi

Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về

Chiến trường anh bước đi

Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe... Hỏi còn ai cố tri

Em ơi! nhìn gió lên khơi, lòng có trông vời một người xa cuối trời?

Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài

Em ơi! màu áo phong sương, mình ước huy hoàng được bàn tay chính nàng

Dâng hoa, dâng hết ân tình

Tình đến bao giờ

Hỏi đường xưa mà nhớ… con đường xưa em đi

Thời gian có quên gì

Đá mòn kia vẫn ghi, ghi một đêm trăng thanh

Quán bên đường vắng tênh

Chỉ còn em với anh.”

 “Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê

Anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi

Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về

Chiến trường anh bước đi

Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe... Hỏi còn ai cố tri

Em ơi! nhìn gió lên khơi, lòng có trông vời một người xa cuối trời?

Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài

Em ơi! màu áo phong sương, mình ước huy hoàng được bàn tay chính nàng

Dâng hoa, dâng hết ân tình

Tình đến bao giờ

Hỏi đường xưa mà nhớ… con đường xưa em đi

Thời gian có quên gì

Đá mòn kia vẫn ghi, ghi một đêm trăng thanh

Quán bên đường vắng tênh

Chỉ còn em với anh.”