- Giá vàng chờ đợi bật tăng trước một "cuộc chiến" tiền tệ
- Giá vàng tăng "dựng đứng", vượt 40 triệu đồng/lượng
- Giá vàng bật tăng mạnh nhờ lực cầu "bắt đáy"
Giá vàng tuy có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao
Giá vàng thế giới vẫn vững vàng trên mốc khoảng 1.400 USD, dù đã giảm nhẹ 0,5 USD mỗi ounce so với phiên liền trước và đang giao dịch tại mức 1.413–1.414 USD/ounce. Cũng cùng diễn biến, giá vàng trong nước trong vài phiên trở lại đây biến động trồi sụt với biên độ hẹp. So với chốt phiên quãng trung tuần tháng 7, giá vàng SJC sáng nay giảm nhẹ khoảng 70.000-100.000 đồng/lượng.
Theo đó, vàng miếng SJC định lượng 1-10 lượng tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang giao dịch tại 39,03-39,23 triệu đồng/lượng; vàng SJC 5 chỉ giao dịch tại 39,03-38,25 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng nhẫn SJC được niêm yết 38,88-39,33 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp này áp dụng mức giảm 70.000 đồng mỗi lượng.
Trên thị trường, các doanh nghiệp điều chỉnh giảm mạnh hơn ở chiều bán ra, tăng hoặc giảm nhẹ chiều mua vào. Với động thái này, chênh lệch giá vàng mua vào - bán ra đã rút ngắn chỉ còn 220.000-250.000 đồng mỗi lượng, thay vì mức 400.000 đồng/lượng trong các phiên đầu tuần. Giá vàng trên thị trường tự do đang dao động quanh 39,10-39,32 triệu đồng/lượng.
Vàng tăng giá chủ yếu do đồng USD yếu, trong khi các đồng tiền khác cũng không thể mạnh lên khi mà các ngân hàng Trung ương nhiều nước đều đang tính những biện pháp làm yếu đồng nội tệ. Một “cuộc chiến” tiền tệ đang dần trở thành hiện thực với việc nhiều nước đã bắt đầu hoặc đã có kế hoạch giảm lãi suất. Điều này được cho là sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho giá vàng.
Vàng giữ ở mức cao còn bởi những số liệu kinh tế của Trung Quốc vừa công bố cho thấy nền kinh tế nước này chịu ảnh hưởng khá mạnh từ cuộc chiến thương mại với Mỹ. Theo đó, tăng trưởng kinh tế quý II của Trung Quốc chỉ còn 6,2%, so với mức 6,4% trong quý I. Đây là mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ đầu năm 1992 tới nay.