Già và trẻ

(ANTĐ) - Xã hội càng phát triển, mức sống càng nâng cao thì nghịch lý cũng càng tăng lên đến mức phi lý, không thể nào giải quyết được nhưng vẫn phải chấp nhận. Chẳng hạn như khoảng cách giàu - nghèo, chênh lệch thu nhập giữa các ngành, nghề, dân cư, vùng miền…

Già và trẻ

(ANTĐ) - Xã hội càng phát triển, mức sống càng nâng cao thì nghịch lý cũng càng tăng lên đến mức phi lý, không thể nào giải quyết được nhưng vẫn phải chấp nhận. Chẳng hạn như khoảng cách giàu - nghèo, chênh lệch thu nhập giữa các ngành, nghề, dân cư, vùng miền…

- Chuyện đó thì nước nào cũng phải đối mặt. Nhưng có một khoảng cách khó kéo lại gần và rất khó lấp đầy, đó là khoảng cách giữa già và trẻ.

- Quả là nhiều người cao tuổi luôn nghĩ là mình còn trẻ. Chỉ khi đứng cạnh lớp trẻ mới biết là mình đã già.

- Già tức là không còn trẻ, không còn khỏe, không còn nhanh nhẹn, hoạt bát như trẻ. Đặc biệt là đầu óc, trí tuệ không còn minh mẫn, sắc sảo như lớp trẻ.

- Chẳng ai lại thi đấu sức khỏe giữa người già và người trẻ cả. Nhưng ông có thấy bây giờ người già rèn luyện thân thể nhiều hơn trẻ không?

- Trong con mắt của lớp trẻ thì cho là “ham sống sợ chết”. Thế thì chẳng lẽ phải là ăn chơi thâu đêm, đốt cháy thời gian, sống bạt mạng sao?

- Đó chỉ là một bộ phận nhỏ thôi, còn đa số giới trẻ lao động hăng say, sáng tạo, trí tuệ sáng láng là nguồn nhân lực hùng hậu.

- Tôi cho rằng cũng chỉ đúng một phần nhỏ thôi. Không ít người có tuổi, cao tuổi vẫn lao động, làm việc không thua kém, thậm chí còn hơn cả trẻ, nhất là trong lĩnh vực “đầu óc”.

- Tôi chỉ đồng ý với ông một phần. Kinh nghiệm của người già là đáng quý, trân trọng nhưng phải có thế hệ trẻ kế cận, tiếp bước. Vấn đề là người già phải sống sao cho người trẻ kính trọng, kính phục thực chứ không chỉ vì tuổi tác, địa vị.

- Điều này thì tôi hoàn toàn nhất trí. Suy ra từ mình tôi nghĩ, đừng cậy mình già nói gì cũng đúng, cũng phải. Ngược lại, già cũng nên “nghe lời” trẻ và nên biết “phận già”.

- Còn một điều này nữa hết sức quan trọng: Ở trong gia đình, trong một tập thể hoặc ngoài xã hội, nơi nào mà người già sống không để cho trẻ kính, là hỏng. Ngược lại, nơi nào mà trẻ bất kính, bất trọng người già đáng kính trọng, thì còn hỏng hơn.

- Chung quy lại, người già hay người trẻ đều phải sống có ích, không trở thành gánh nặng cho người khác, cho xã hội.

Tú Men