- Chi trả gộp lương hưu, trợ cấp tháng 1 và tháng 2 năm 2024 vào cùng một kỳ
- Hà Nội: Hơn 580.000 người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng
Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) Tô Đức cho biết, trong số 3,356 triệu người đang được trợ cấp xã hội hằng tháng, có 1,417 triệu người người cao tuổi; 1,612 triệu người khuyết tật; 21 nghìn trẻ em đang hưởng chế độ đối với trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 146 nghìn trẻ em hưởng chế độ đối với trẻ em dưới 3 tuổi; 84 nghìn người đang hưởng chế độ người đơn thân nuôi con dưới 16 tuổi; 76 nghìn đối tượng khác.
Đáng chú ý, hiện nay có 349 nghìn hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng hằng tháng.
Theo ông Tô Đức, ngân sách nhà nước đã bố trí hơn 27.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng. Việc triển khai đầy đủ các chế độ, chính sách trợ giúp xã hội đã góp phần ổn định đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội, đồng thời góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội...
Bên cạnh đó, công tác trợ giúp đột xuất cũng được chú trọng thực hiện. Trên cơ sở đề xuất của địa phương, Bộ LĐ-TB&XH đã tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp 21.567,345 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 20 tỉnh để hỗ trợ cho 256.847 lượt hộ với 1.437.823 lượt nhân khẩu dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và giáp hạt năm 2023.
Các địa phương cũng chủ động bố trí ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ trên 1.500 tấn gạo cho các hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.
Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, các cơ quan trung ương, địa phương đã vận động và huy động 9.500 tỷ đồng, hỗ trợ cho trên 25 triệu lượt đối tượng khó khăn, mức hỗ trợ từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng mỗi đối tượng.
Một số địa phương có chính sách đặc thù như Hà Nội, mức hỗ trợ từ 1-2 triệu đồng.