Chợ đuổi, chợ xanh và chợ cóc một thời ở Hà Nội

Chợ đuổi, chợ xanh và chợ cóc một thời ở Hà Nội

ANTD.VN - Thời bao cấp, Hà Nội vẫn tồn tại nhiều chợ truyền thống như chợ Mơ, chợ Hàng Bè, chợ Hôm,chợ Cửa Nam… Đây là nơi bán hàng hóa tiêu dùng các loại, thực phẩm và rau xanh, nhưng nhiều khu dân cư xa chợ nên xung quanh xuất hiện thêm các chợ bán rau nhỏ lẻ với tên gọi tắt là chợ xanh. 
Chuyện tên phố của Hà Nội xưa

Chuyện tên phố của Hà Nội xưa

ANTD.VN - Thời vua Tự Đức tên phố Hà Nội dựa theo tên phường, hoặc nghề thủ công, hoặc mặt hàng mà con phố đó chuyên buôn bán. Ví dụ phố Hàng Khảm (nay là Hàng Khay) chuyên làm khảm trai, phố Hàng Bài chuyên sản xuất các quân bài lá, Hàng Bạc chuyên chế tác vàng bạc, Hàng Chĩnh chuyên bán các loại chĩnh hay Hàng Buồm là nơi chuyên bán các loại buồm và các sản phẩm đan bằng cói… 
Những câu chuyện lịch sử về tên gọi của quận Hà Đông

Những câu chuyện lịch sử về tên gọi của quận Hà Đông

ANTD.VN - Năm 1831, vua Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn nhất kể từ khi chế độ phong kiến Việt Nam ra đời, đó là xóa bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc và lập tỉnh Hà Nội. Như vậy, Hà Nội trở thành một tỉnh như 30 tỉnh khác trên đất Việt Nam. Cái tên Hà Nội có nghĩa là phía trong sông, vì thực tế Hà Nội bị bao bọc bởi sông Hồng ở phía Đông Bắc và sông Đáy ở phía Tây Nam. Tỉnh Hà Nội lúc bấy giờ gồm 4 phủ: Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân.
Thành Thăng Long thực tế rộng bao nhiêu?

Thành Thăng Long thực tế rộng bao nhiêu?

ANTD.VN - Năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn rời Hoa Lư ra xây thành mới trên nền thành Đại La (do đô hộ Cao Biền đời nhà Đường đắp vào năm 866) và khai sinh ra kinh đô Thăng Long thì qui mô thành chỉ nằm trong một vòng tường lũy có  chu vi khoảng 6km.
Người Hà Nội cắt tóc bằng tông-đơ từ lúc nào?

Người Hà Nội cắt tóc bằng tông-đơ từ lúc nào?

ANTD.VN - Richard là một thầy tu của nước Anh, ông đến Đại Việt và sống ở Đàng Ngoài mấy chục năm rồi viết cuốn “Lịch sử tự nhiên dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài” (Histoire naturelle, civile et politicque du Tonquin) xuất bản ở Paris năm 1778. Nói về cách để tóc của đàn ông Thăng Long, ông tả: “Vẻ đẹp của xứ Đàng Ngoài là để tóc dài. Đó một phần của trang phục nghi lễ. Nam giới và phụ nữ thường búi tóc cao và gắn vào đó một cái nơ ở phía sau đầu”. 
Cà phê ở Hà Nội và những quẩn quanh ký ức

Cà phê ở Hà Nội và những quẩn quanh ký ức

ANTD.VN - Cũng như cửa hàng bán quần áo, thật khó có thể biết chính xác Hà Nội có bao nhiêu quán cà phê, nhưng chắc chắn sẽ là con số rất lớn. Không chỉ ở các con phố, nhiều người còn áp dụng mô hình kinh doanh không cần mặt tiền, họ mở quán cà phê trong ngõ ngách, trên tầng các chung cư. Cà phê ở Hà Nội là câu chuyện thú vị nhưng cũng nhiều khi phải nén tiếng thở dài.
Mùa thu, nhớ vị vua khai sáng kinh thành Thăng Long

Mùa thu, nhớ vị vua khai sáng kinh thành Thăng Long

ANTD.VN - Ngay từ những năm 1960, UBND TP Hà Nội đã nghĩ tới việc dựng tượng  Lý Công Uẩn để người dân được chiêm bái vị vua đã khai sáng kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên mong muốn ấy không thực hiện được vì chiến tranh, vì kinh tế khó khăn. Và phải đến năm 2001, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương dựng tượng Lý Công Uẩn vào năm 2005, năm kỷ niệm 995 năm Ngài định đô. Thế nhưng năm 2004 lại là năm kỷ niệm 50 năm ngày tiếp quản Thủ đô nên lãnh đạo thành phố muốn dựng tượng trong năm này... 
Thân thương những cửa ô Hà Nội biến đổi qua thời gian

Thân thương những cửa ô Hà Nội biến đổi qua thời gian

ANTD.VN - Trong bài hát “Tiến về Hà Nội” của nhạc sỹ Văn Cao có câu: “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về...”, còn trong bài “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi thì: “Đây ô Chợ Dừa, kia ô Cầu Dền...”, các cửa ô không chỉ là địa danh quan trọng mà nó còn là những chứng tích lịch sử.
Những chợ trời ở Hà Nội

Những chợ trời ở Hà Nội

ANTD.VN - Gọi là chợ trời vì chợ họp ở ngoài trời, không có mái che. Nhưng tại sao lại gọi là chợ giời? Xưa người Việt quan niệm ông trời là thế lực siêu nhiên, đáng kính nên không ai dám gọi tên thật, bởi gọi như thế bị cho là xúc phạm, có tội nên gọi trại ra thành ông giời. Vì vậy chợ họp ngoài trời cũng được gọi là chợ giời.
Chuyện về đồ chơi Trung thu bằng sắt Tây

Chuyện về đồ chơi Trung thu bằng sắt Tây

ANTD.VN - Thời bao cấp, đồ chơi Trung thu truyền thống được bán tại phố Hàng Mã gồm: đèn  kéo quân, đèn ông sao, đèn cù, trống, đèn bí ngô… hầu hết đều được làm bằng tre, thân cây vông và giấy bóng kính. 
Những giai thoại về quan Tuần phủ Hà Nội Trần Bích San

Những giai thoại về quan Tuần phủ Hà Nội Trần Bích San

ANTD.VN - Từ đời Lê Thánh Tông (1460-1497), triều đình chia đơn vị hành chính cả nước thành 13 đạo. Dưới đạo, lại cho đặt thành các phủ, huyện, châu, rồi đến xã. Tuy nhiên, kinh đô Thăng Long bấy giờ lại không gọi là đạo, mà gọi là phủ Trung Đô. 
Trào lưu "tân thời" và sự thay đổi của phụ nữ Hà Nội xưa

Trào lưu "tân thời" và sự thay đổi của phụ nữ Hà Nội xưa

ANTD.VN - Năm 1927, một nhóm các cô gái con nhà tư sản, con các gia đình gia giáo, có nề nếp của Hà Nội thời Pháp thuộc đã thành lập ban kịch “Nữ tài tử”. Họ  tập vở “Trang tử cổ bổn” và diễn tại Nhà hát Lớn. Việc diễn kịch nhằm vào hai mục đích, trước hết là dùng “luân lý mới” để khuyên răn phụ nữ, thứ hai là để lấy tiền ủng hộ đồng bào ở Thái Bình thiếu ăn vì bị bão lụt.
Du lịch Hà Nội hút khách phương Tây từ thời Pháp thuộc

Du lịch Hà Nội hút khách phương Tây từ thời Pháp thuộc

ANTD.VN - Ngay sau khi Hà Nội trở thành thành phố nhượng địa năm 1888, một công ty du lịch của Pháp đã mở tour du lịch từ trung tâm thành phố lên chợ Bưởi, làng giấy dó Yên Thái, Hồ Khẩu, làng dệt lụa Bái Ân, làng Nghi Tàm, Quảng Bá… bằng xe ngựa.
"Tứ hổ Tràng An" và chuyện làm báo ở Hà Nội thời Pháp thuộc

"Tứ hổ Tràng An" và chuyện làm báo ở Hà Nội thời Pháp thuộc

ANTD.VN - Năm 1902, Hà Nội thời Pháp thuộc trở thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương. Dân trí tuy cao hơn các vùng miền khác, nhưng Hà Nội vẫn không có báo chữ Việt. Trước đó Hà Nội chỉ có 2 báo, một tờ chữ Pháp và một tờ chữ Hán, lý do là  rất ít người biết chữ quốc ngữ. 
Cuộc sống ở bãi sông Hồng - Từ bóng tối đến văn minh

Cuộc sống ở bãi sông Hồng - Từ bóng tối đến văn minh

ANTD.VN - Thời Pháp thuộc, khu vực An Dương, Phúc Xá có tên gọi chung là bãi Cát (banc de sable). Về hành chính, Thống sứ Bắc Kỳ đã gộp cả bãi Giữa vào làng Phúc Xá và lúc thì nó thuộc huyện Gia Lâm, khi lại thuộc về nội thành. Bãi Cát cũng có một lý trưởng và quản tuần.
Nhớ những món quà ngoại ô đã mất

Nhớ những món quà ngoại ô đã mất

ANTD.VN - Đóng góp cho sự đa dạng, phong phú của quà Thăng Long - Hà Nội có rất nhiều món xuất xứ từ các làng quê ngoại ô. Trải qua thời gian, nhiều món quà xưa vẫn tồn tại cho đến ngày nay như: bánh cuốn Thanh Trì, cốm làng Vòng, xôi lúa Hoàng Mai, rượu nếp Phú Thượng... Thế nhưng, cũng có không ít loại quà đã biến mất và chỉ còn lại trong ghi chép của các dòng họ, gia đình.