Thư viện nơi vỉa hè

Thư viện nơi vỉa hè

ANTD.VN - Đã từng có thời, mỗi phố ở Hà Nội được cấu thành bởi: một hàng phở, một quán nước chè, một quầy hàng xén, một tiệm sửa điện và một hiệu sách nhỏ (những thứ cần thiết khác thì mua bán ở chợ).
Ước lệ phố phường

Ước lệ phố phường

ANTD.VN - Tôi thường nghe bạn bè mình nói với con: Ngày xưa bố mẹ tự lập lắm, đạp xe cả chục cây số đến trường chứ không phải mỗi bước mỗi đưa đón như chúng mày bây giờ. Bật cười, nói tự lập cái gì thì đúng, chứ nói tự lập là tự đi học, thì bây giờ có cho kẹo các ông bố bà mẹ cũng không dám thả con ra. Ít nhất là cho đến hết lớp 9.
Hoa sữa

Hoa sữa

ANTD.VN  - Không biết hoa sữa được trồng ở Hà Nội từ bao giờ. Loại này là cây bản địa, dễ trồng, dễ sống, từ Bắc chí Nam đều có. Trước ở Hà Nội có 1-2 cây hoa sữa cổ thụ ở phố Nguyễn Du, đến mùa se lạnh tỏa mùi thơm ngọt, rất dễ chịu. Chả thế, phố đấy có hàng cà phê vỉa hè đông nghịt, khách cứ bắc ghế đẩu ngồi chen vai thích cánh hít hà mùi hoa sữa như hít gà quay. “Nhớ phố Quang Trung đường Nguyễn Du, những đêm hoa sữa thơm nồng”, lời bài hát chính là miêu tả cảnh này cũng nên.
Phố phường xô xát

Phố phường xô xát

ANTD.VN - Dân phố Hà Nội ít khi đánh nhau, dù xích mích cạnh khóe mắng chửi nhau là chuyện cơm bữa. Trong một không gian chật chội đến đặc quánh, từng viên gạch, từng cái đinh, từng gốc cây cái cột, từng cái bỉm trẻ con, từng cái đót thuốc của người lớn, tất thảy đều có thể là lý do làm bùng lên một mồi lửa cãi cọ bừng bừng.
Nghĩa khí vỉa hè

Nghĩa khí vỉa hè

ANTD.VN - Từ ngõ ngách nào đó ở Hà Nội, xuất hiện câu nói: Hà Nội sống dễ lắm, cứ kê ghế ra vỉa hè là có tiền. Dĩ nhiên là những tuyên ngôn kiểu chém đinh chặt sắt này sẽ gây tranh cãi, nhưng nó thú vị bởi mang đậm cái không khí, cái tâm thế của vỉa hè Hà Nội.
Chuyện trên phố khi nước dâng, nước rút...

Chuyện trên phố khi nước dâng, nước rút...

ANTD.VN - Đầu hè, Hà Nội trải qua một cơn nắng nóng khủng khiếp, thấy bảo là nóng nhất trong vòng hơn 40 năm. Là nói thế, chứ có khi là nóng nhất từ xưa tới nay cũng chả ai biết được. 
Hàng xóm láng giềng

Hàng xóm láng giềng

ANTD.VN - Hàng xóm láng giềng ở Hà Nội hẳn nhiên có nhiều cái đặc biệt và khác biệt so với nơi khác. Thôi không nói đến chuyện xửa xưa, khi mà Hà Nội còn là Thăng Long, là Kinh Kỳ, là Kẻ Chợ với 36 phố phường hàng nào thức nấy. Hãy nói đến thời chưa xa, khi mà chúng ta đã biết, vẫn còn nhớ được. 
Những bình yên lặng lẽ

Những bình yên lặng lẽ

ANTD.VN - Người Hà Nội có cái thú uống cà phê vỉa hè. Quán nhỏ, chủ khách quen mặt nhau, biết gu nhau đã từ lâu lắm. Đến “cữ”, khách tới kéo cái ghế gỗ con con không có lưng tựa, thế là không cần phải gọi, chỉ thoáng cái cà phê đã được mang ra, đặt vào chiếc ghế y hệt như thế trước mặt - làm bàn. Kiểu quán như thế, khách không nhiều, có khi chia ra 2 cữ sáng chiều chỉ ngót hai chục người. Đã vậy, khách lại thường ngồi lâu. Bởi thường là người già.
Cứ đi đi, rồi nhớ thì về

Cứ đi đi, rồi nhớ thì về

ANTD.VN - Một hôm đang lướt Facebook, tôi khựng lại vì thấy một gương mặt quen thuộc. Đó là tấm ảnh chụp bà Bích, vốn là chủ quán cà phê nhỏ xíu ở tầng 2 con phố nhìn xuống hồ Gươm. Tấm ảnh rất đẹp, bà Bích ngồi bên bàn cà phê, cạnh bình hoa loa kèn trắng muốt, mặc chiếc áo dài màu vàng nhạt, cười rạng rỡ. 
Trong ba lô có một ngăn trách nhiệm

Trong ba lô có một ngăn trách nhiệm

ANTD.VN - Chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi chuyến đi, không chỉ là ý thức với bản thân mà còn là ý thức trách nhiệm với xã hội. Chữ “chuẩn bị” ở đây, bao hàm cả nghĩa về nhận thức và hành vi. 
Tiếng Việt "thất thủ" ở Hà Nội

Tiếng Việt "thất thủ" ở Hà Nội

ANTD.VN - Trước tiên cần nói rõ rằng, bài viết này không nhắm đến việc đả kích cách phát âm của các địa phương, càng không nhắm đến cố tật nói ngọng của một số người. Người viết chỉ thắc mắc rằng, người Hà Nội xưa giờ không nói ngọng “l” với “n”, nói nhẹ nhàng không lẫn “r” với “d”, rành rọt dấu ngã với dấu hỏi, vậy mà sao nay giao tiếp thấy nhiều người “ngọng” thế?
Ăn hay là xơi?

Ăn hay là xơi?

ANTD.VN - Riêng cái chữ “ăn” thôi, có thể thay bằng rất nhiều từ khác, nhã nhặn, lịch sự, như là “xơi, dùng, nếm, cầm đũa, thưởng thức, thử”… Mới thấy rằng, miếng ăn với người Việt Nam, với người Hà Nội, chưa bao giờ là “miếng tồi tàn”. 
Hà Nội nhìn từ tầng hai

Hà Nội nhìn từ tầng hai

ANTD.VN - Ngắm Hà Nội từ tầng hai, có thể bạn sẽ gặp một mái đầu bạc, một ánh mắt chậm buồn xa xăm. Nhưng cũng có thể, bạn sẽ nhìn thấy chính tuổi thơ của mình...