Viêm phế quản mạn tính

(ANTĐ) - Tôi là công nhân làm việc tại một xưởng đóng gạch đã được mấy năm rồi. Dạo này tôi rất hay bị ho khan, tức ngực và rất khó thở. Đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị viêm phế quản, tuy nhiên dùng theo đơn thuốc của bác sĩ thì bệnh không khỏi mà chỉ đỡ được một thời gian. Giờ đây, mỗi lần chuyển mùa, tôi lại ho rất nhiều.

Viêm phế quản mạn tính

(ANTĐ) - Tôi là công nhân làm việc tại một xưởng đóng gạch đã được mấy năm rồi. Dạo này tôi rất hay bị ho khan, tức ngực và rất khó thở. Đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị viêm phế quản, tuy nhiên dùng theo đơn thuốc của bác sĩ thì bệnh không khỏi mà chỉ đỡ được một thời gian. Giờ đây, mỗi lần chuyển mùa, tôi lại ho rất nhiều.

Nghe nói mật gấu, mật gà hay nấm linh chi rất tốt cho bệnh của tôi. Tôi có nên dùng hay không và dùng với liều lượng nào?

Nguyễn Văn Nam       

(Phúc Thọ, Hà Nội)

Trả lời: Rõ ràng, với những triệu chứng bạn kể, bạn đã bị viêm phế quản mạn tính. Thường thì khi mới có những biểu hiện lâm sàng, bạn chỉ cần giữ gìn sức khỏe, tập luyện thể dục thể thao, sống trong môi trường không khí trong sạch, không để lây các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi… thì bệnh có thể sẽ tự lui.

Nhưng khi bệnh đã tiến triển nặng như trường hợp của bạn (gây khó thở, tức ngực…) thì không có cách nào khác, bạn đành phải sống chung cùng nó. Cần xác định rõ là bệnh khi đã nặng thì khó chữa khỏi được hoàn toàn, dùng các thuốc kháng sinh, long đờm chỉ chữa được các đợt viêm nhiễm phế quản.

Bạn không nên dùng các loại mật động vật nói chung và mật gấu, mật gà nói riêng để chữa căn bệnh này, bởi chúng không những không có tác dụng mà đôi lúc còn rất nguy hiểm và gây ngộ độc.

Bạn có thể dùng nấm linh chi, nhưng chỉ với tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm chất béo, chất đường trong máu, tăng cường miễn dịch cơ thể, chống lây nhiễm bệnh, kéo dài quá trình lão hóa các cơ quan trong cơ thể.

Nếu có điều kiện, bạn nên thay đổi công việc, bởi khi làm ở xưởng đóng gạch, bạn thường xuyên phải hít thở không khí thiếu trong lành, bệnh sẽ không bao giờ khỏi được.                              

ANTĐ