Vì sao nên dùng Định Áp Vương để phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp?

ANTD.VN - Các biến chứng tăng huyết áp trên tim, não, thận, mắt,... là vấn đề mà nhiều người mắc phải bệnh lý này lo ngại. Vậy, phải làm như thế nào để góp phần ngăn chặn chúng?

Thế nào gọi là tăng huyết áp?

Huyết áp được ghi nhận bởi 2 con số, ngăn cách nhau bởi dấu gạch chéo. Số đằng trước gọi là huyết áp tâm thu, tượng trưng cho áp suất trong lòng động mạch khi tim đập. Số đằng sau là huyết áp tâm trương, đại diện cho áp suất trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập. Cả 2 con số này rất quan trọng trong việc xác định huyết áp và tình trạng sức khỏe của bạn.

Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm

Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp, xảy ra khi máu chảy qua các động mạch tạo ra áp lực cao hơn so với bình thường. Có các cấp độ tăng huyết áp như sau:

- Tiền tăng huyết áp: Khi huyết áp tâm thu từ 130 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg.

- Tăng huyết áp độ 1: Khi huyết áp tâm thu từ 140 - 159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90 - 99 mmHg.

- Tăng huyết áp độ 2: Khi huyết áp tâm thu từ 160 - 179 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 100 - 109 mmHg. Lúc này, bắt buộc phải dùng thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia kết hợp với thay đổi thói quen, lối sống.

- Tăng huyết áp độ 3: Xảy ra khi huyết áp tâm thu từ 180 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 110 mmHg trở lên. Trường hợp này cần phải điều trị tích cực để tránh các tai biến.

>>> Xem thêm: Huyết áp 140/100 mmHg dùng thuốc tây không hạ phải làm sao? TẠI ĐÂY.

Những biến chứng tăng huyết áp thường gặp là gì?

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng trên các cơ quan, cụ thể là:

Hệ tuần hoàn

Khi áp lực trong lòng mạch tăng lên quá cao trong thời gian dài, chúng sẽ bị tổn thương. Đầu tiên sẽ có sự xuất hiện của các vết rách nhỏ. Sau đó, cholesterol xấu sẽ lắng đọng tại đây, làm hẹp lòng động mạch và cản trở dòng máu chảy qua. Lâu dần, có thể dẫn đến hiện tượng các cơ quan không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đầy đủ. Người bệnh thường bị đau ngực, rối loạn nhịp tim. Cuối cùng là suy tim.

Suy tim là biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp

Hệ thần kinh

Khi huyết áp tăng cao thì lưu lượng máu tới não sẽ bị hạn chế, điều này gây ra các vấn đề về trí nhớ và tư duy, giảm khả năng tập trung. Tăng huyết áp ảnh hưởng tới hệ mạch máu trong toàn bộ cơ thể, đặc biệt là não. Nếu động mạch tại đây bị tắc nghẽn hoặc vỡ thì sẽ gây đột quỵ, dẫn đến tử vong hoặc những biến chứng thần kinh vĩnh viễn.

Hệ xương khớp

Bệnh tăng huyết áp có thể gây mất xương (loãng xương) do hao hụt một lượng lớn canxi qua đường nước tiểu.

Hệ hô hấp

Các động mạch ở phổi có thể bị tổn thương và tắc nghẽn. Khi động mạch mang máu tới phổi bị tắc có thể gây tử vong ngay lập tức và cần được cấp cứu tức thì. Động mạch phổi cũng có nguy cơ bị phình và vỡ.

Hệ sinh dục

Cơ quan sinh dục sử dụng lưu lượng máu tăng thêm trong quá trình kích thích. Bệnh tăng huyết áp dễ dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn mạch máu tới dương vật hoặc âm đạo, gây ra rối loạn chức năng tình dục.

Hệ tiết niệu

Tăng huyết áp dẫn tới sự tổn thương của các mạch máu lớn tới thận và trong thận. Theo thời gian có thể dẫn tới suy thận.

Tăng huyết áp có thể gây suy thận

Tăng huyết áp gây ra những tổn thương từ từ, trong một thời gian dài mà không có triệu chứng biểu hiện ra ngoài. Để tránh những biến chứng nguy hiểm kể trên, bạn nên sớm tìm ra hướng để ổn định huyết áp một cách hiệu quả.

>>> XEM THÊM: Cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp mà người nhà nên nắm rõ TẠI ĐÂY.

Làm sao để ổn định huyết áp hiệu quả?

Theo các chuyên gia, để điều trị tăng huyết áp một cách hiệu quả, người bệnh nên kết hợp 3 nhóm phương pháp dưới đây:

Những phương pháp không dùng thuốc

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh tăng huyết áp nên dùng các loại cá, hải sản, ăn dầu thực vật thay cho mỡ, bổ sung ngũ cốc nguyên cám, rau xanh và trái cây tươi. Tránh sử dụng các loại thịt đỏ, nội tạng động vật,... vì chúng chứa rất nhiều chất béo có hại. Nên hạn chế sử dụng muối ăn, bỏ thuốc lá và giảm tiêu thụ đồ uống có cồn bởi chúng làm tình trạng tăng huyết áp trầm trọng hơn.

- Giảm cân: Theo các chuyên gia, chỉ số huyết áp sẽ hạ khoảng 1 mmHg với mỗi kg mà người bệnh giảm. 

- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm chỉ số huyết áp khoảng 5 – 8 mmHg.

- Giữ trạng thái tinh thần thoải mái: Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc và có biện pháp thư giãn hợp lý như: thiền, nghe nhạc,... 

Sử dụng thuốc tây theo chỉ định

Các nhóm thuốc thường được kê đơn hiện nay là:

- Chẹn kênh calci: Có tác dụng chẹn kênh canxi ở cơ trơn mạch máu, từ đó giãn mạch và hạ huyết áp. Tác dụng phụ: phù, buồn nôn,…

- Lợi tiểu: Làm giảm thể tích tuần hoàn, bớt phù và hạ huyết áp. Thường gây rối loạn điện giải.

- Ức chế men chuyển: Ức chế men ACE, dẫn đến ngăn cản sự hình thành angiotensin II, giãn mạch và hạ huyết áp. Tác dụng phụ: ho, phù mạch,...

- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: Làm giãn mạch và hạ huyết áp.

- Chẹn beta: Làm giảm nhịp tim và cung lượng tim, hạ huyết áp. Tác dụng phụ: gây ngủ gà, giảm trí nhớ,…

Việc tự ý dùng, thay đổi loại thuốc, ngừng uống hay tăng giảm liều đều rất nguy hiểm.

Thận trọng khi dùng thuốc hạ huyết áp

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Trên thực tế, thuốc tây chỉ tác động được vào 1 trong 5 cơ chế gây tăng huyết áp, cụ thể là:

- Độ nhớt máu cao, huyết áp tăng: Thường được kê đơn aspirin.

- Mạch máu mất tính đàn hồi: Kiểm soát bằng nhóm thuốc đối kháng canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc chẹn alpha,...

- Nhịp tim tăng: Thường được điều trị bằng thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi (thế hệ I),...

- Lòng mạch bị hẹp lại do mỡ máu: Dùng nhóm thuốc statin, fibrat,...

- Thể tích tuần hoàn máu: Thường được kê thuốc lợi tiểu.

Vì thế, người điều trị tăng huyết áp lâu ngày thường phải dùng từ 2 loại thuốc trở lên, khiến tác dụng phụ gia tăng. Đồng thời, nếu dùng trong thời gian dài dễ bị nhờn thuốc. Hơn nữa, thuốc tây chỉ tác động 1 chiều, làm huyết áp hạ xuống bất kể lúc nghỉ ngơi hay hoạt động.

Trong trường hợp chỉ nghỉ ngơi thì người bệnh sẽ không cảm thấy mệt mỏi, nhưng khi hoạt động là thấy đuối sức. Trước thực tế đó, sản phẩm có thành phần chính là cần tây, kết hợp với: hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate… đã ra đời. Sản phẩm không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn làm ổn định, điều hòa huyết áp theo cơ chế 2 chiều, cải thiện tình trạng mệt mỏi khi dùng thuốc tây. Sản phẩm đưa huyết áp về mức bình thường từ từ, không gây giảm đột ngột.

Đánh giá của chuyên gia

Lắng nghe chuyên gia Nguyễn Đình Hiến phân tích ưu điểm của sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây trong việc hỗ trợ hạ huyết áp trong video dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=xRUuEaZZfKg

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  Định Áp Vương – Dùng cho người huyết áp cao

Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Ở người lớn khi đo huyết áp theo phương pháp Korottkof, nếu huyết áp (HA) tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp hệ thống động mạch. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cũng đang có xu hướng tăng nhanh khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều bệnh như đột quỵ não, tim mạch, thậm chí là dẫn đến tử vong…

Để ổn định sức khỏe huyết áp, điều hòa huyết áp, xu hướng sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc tự nhiên ngày càng được ưa chuộng. Một trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương. Định Áp Vương là giải pháp hiệu quả và toàn diện giúp ổn định huyết áp, hạ huyết áp cho người tăng huyết áp.

Định Áp Vương có sự kết hợp của thành phần chính cao cần tây với chiết xuất tỏi, cao lá dâu tằm, magiê (dưới dạng magnesium citrate), kali (dưới dạng potassium chloride), nattokinase, cao hoàng bá… có tác dụng hỗ trợ làm giảm lipid máu, giãn mạch, dưỡng tâm, hỗ trợ hạ cơn tăng huyết áp và dần ổn định huyết áp. Sản phẩm dùng cho những người tăng huyết áp; Người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp: Người thường xuyên căng thẳng tâm lý, tăng lipid máu, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, người béo phì. Vì sao nên dùng Định Áp Vương để phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp? ảnh 5

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương

BẠN CÓ THỂ MUA SẢN PHẨM ĐỊNH ÁP VƯƠNG TẠI ĐÂY.

Hướng dẫn sử dụng:

Uống 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi huyết áp ổn định, dùng 2-4 viên/ngày, chia 2 lần.

Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nên uống theo đợt từ 1-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Số GPQC: 01407/2017/ATTP-XNQC

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: Số 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa – Hà Nội

Liên hệ: 024.38461530 – 024.37367519

Hoặc tổng đài miễn cước: 18006105

 Hotline (ZALO/VIBER): 0902.207.739.

Website: https://dieutritanghuyetap.com/

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh