Vì sao chưa chịu bàn giao lưới điện?

(ANTĐ) - Với chủ trương đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các hộ dân nông thôn, đảm bảo chất lượng an toàn, giảm tổn thất điện năng xuống dưới 20%, xóa bỏ cai thầu… Công ty Điện lực Hà Nội sẽ tiếp nhận, trực tiếp quản lý và bán điện đến các hộ dân sử dụng. Tuy nhiên, việc tiếp nhận lưới điện ở 2 xã Kiêu Kỵ và Đa Tốn đang diễn ra chậm trễ.

Tại 2 xã Đa Tốn, Kiêu Kỵ - huyện Gia Lâm:

Vì sao chưa chịu bàn giao lưới điện?

(ANTĐ) - Với chủ trương đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các hộ dân nông thôn, đảm bảo chất lượng an toàn, giảm tổn thất điện năng xuống dưới 20%, xóa bỏ cai thầu… Công ty Điện lực Hà Nội sẽ tiếp nhận, trực tiếp quản lý và bán điện đến các hộ dân sử dụng. Tuy nhiên, việc tiếp nhận lưới điện ở 2 xã Kiêu Kỵ và Đa Tốn đang diễn ra chậm trễ.

Chủ trương đã rõ…

Công tơ rất lộn xộn và quá cũ
Công tơ rất lộn xộn và quá cũ

Lưới điện hạ thế nông thôn hiện nay ở các địa phương trên được xây dựng đã nhiều năm nên rất cũ nát. Sau một thời gian dài cấp phép cho các tổ chức kinh doanh bán điện ở các địa phương có thể thấy tại nhiều xã, thị trấn, việc đầu tư nâng cấp lưới điện hạ thế rất ít mà chủ yếu chỉ khai thác để thu lợi nhuận. Vì vậy, tổn thất điện năng của đa số các địa phương là không nhỏ. Không những thế lưới điện cũ nát làm tăng nguy cơ mất an toàn về điện, chất lượng điện bị hạn chế, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, đặc biệt là những xã có ngành nghề truyền thống như Kiêu Kỵ. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Gia Lâm còn 2 xã Đa Tốn và Kiêu Kỵ (trong tổng số 16 xã) người dân vẫn sử dụng điện thông qua Hợp tác xã.

Được biết, giá bán điện được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-BVGCP-BCN: Đối với lưới điện do ngành điện tiếp nhận hoặc xây dựng mới, trực tiếp quản lý và ký hợp đồng bán điện phục vụ sinh hoạt đến hộ dân nông thôn thì áp dụng mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang theo quy định của Nhà nước. Theo Công văn số 27/CV-ĐTĐL của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công nghiệp thì việc Công ty Điện lực Hà Nội áp giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang tại các xã mà công ty đã tiếp nhận quản lý lưới điện là đúng với quy định hiện hành.

Hiểu hay cố tình không hiểu?

Về việc bàn giao lưới điện, UBND xã Kiêu Kỵ và HTX Đa Tốn  đã có công văn gửi UBND huyện Gia Lâm đề nghị  xem xét một số nội dung về giá bán điện, vấn đề sử dụng lại công tơ, chất lượng điện năng… Ngày 5-12-2007, UBND huyện Gia Lâm đã có Công văn trả lời, trong đó nêu rõ: “UBND xã Kiêu Kỵ, Đa Tốn  chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định của thành phố và kế hoạch của huyện bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý… Ngành điện thực hiện giá bán điện sinh hoạt  theo bậc thang được quy định tại biểu giá ban hành theo Quyết định 276/2006/QĐ-TTg; Có trách nhiệm sử dụng lại những vật tư còn đảm bảo chất lượng để tránh lãng phí…”. Trong cuộc họp ngày 11-12-2007 với sự tham gia của đại diện Điện lực Gia Lâm và lãnh đạo xã, HTX Kiêu Kỵ về việc bàn giao lưới điện, ông Vũ Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ tuy thống nhất bàn giao lưới điện cho Điện lực Gia Lâm đúng thời gian quy định, nhưng lại: “đề nghị không áp giá điện bậc thang ở nông thôn mà áp dụng 700đ/KW. Ngành điện phải bổ sung trạm biến áp, thay dây…”. Thay mặt HTX Kiêu Kỵ - đơn vị đang bán điện cho dân trong xã, ông Lê Văn Quy - Chủ nhiệm HTX cũng kiến nghị: “Ngành điện thu tiền điện theo Quyết định 276 của Thủ tướng Chính phủ với giá 700đ/kW. Sau khi Công ty Điện lực Hà Nội nhận bàn giao lưới điện cần phối hợp với HTX để thu hồi số tiền điện còn nợ đọng trong dân”?!

Hiện nay việc  mua bán điện tại 2 xã Kiêu Kỵ và Đa Tốn được thực hiện theo quy trình: HTX mua điện của ngành điện với giá 390 đồng/kWh sau đó bán đến các hộ dân với giá 650 đồng/kWh (chưa kể đến giá bán điện kinh doanh). Cũng theo ông Quy: “Hiện nay tổng sản lượng điện tiêu thụ trong xã ước tính 300.000số/tháng, tổng thu khoảng 180-200 triệu đồng/tháng (gồm cả tiền phải chi trả ngành điện), bán điện đến khoảng 3.500 công tơ”. Như vây, trung bình 1 tháng, mỗi công tơ chỉ tiêu thụ khoảng 75 KW/tháng (nghĩa là phần đông người dân vẫn chưa phải nộp tiền theo giá lũy tiến) và số tiền điện dôi ra mà HTX được hưởng từ 30-50 triệu đồng/tháng.

Trên thực tế, việc bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý có hai lợi ích: Việc quản lý lưới điện an toàn, tránh tình trạng tổn thất điện năng, bên cạnh đó người nghèo ở khu vực nông thôn chỉ phải trả số tiền điện thấp hơn hiện nay. Có thể  nói, một trong những nguyên nhân chậm bàn giao lưới điện của các HTX là do tiền điện là nguồn thu chính của các HTX này. Điều đó không chỉ đi ngược lại chủ trương tiết kiệm điện của Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của nhiều gia đình được sử dụng nguồn điện ổn định, lâu dài, đảm bảo chất lượng. 

           Hân Anh