Thời tiết trở mùa, bệnh khớp lại hoành hành

ANTĐ -Trời lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh xương khớp, những người bị chứng bệnh này thường cảm thấy khó chịu, đau đớn hơn, nhất là khi sức khoẻ yếu và không đủ điều kiện ăn ở đủ ấm.

Vì sao bệnh khớp gia tang về mùa lạnh?

Theo giải thích của các chuyên gia về lĩnh vực xương khớp thì, khi thời tiết trở lạnh, không khí lạnh sẽ thâm nhập qua lỗ chân lông thấm qua da thịt của bạn khiến các mạch máu bị co lại. Lúc này thì sự lưu thông máu đến các khớp rất kém, các khớp bị thiếu máu nên rất dễ tái phát các bệnh về khớp trong đó có viêm khớp, thoái hoá khớp, khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức hơn bình thường.

Theo y học cổ truyền, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như phong (gió), thấp (ẩm) xâm nhập vào cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ, khí huyết kém lưu thông và phát sinh chứng đau nhức ở các khớp.

Trong khi đó, y học hiện đại cho rằng bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển thấp. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.

Đừng chủ quan

Bệnh khớp được đánh giá là bệnh dễ tổn thương, nhưng khó phát hiện. Thông thường, bệnh xương khớp không có nhiều triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết trong thời gian ủ bệnh; người bệnh chỉ tìm đến bệnh viện, đến bác sĩ khi bị đau nhức quá, đó là khi bệnh đã nặng, rất khó điều trị phục hồi và bệnh nhân sẽ phải chấp nhận sống chung với bệnh khớp.

Tại một cuộc Hội thảo về căn bệnh này, nhóm tuổi được xác định mắc bệnh khớp nhiều nhất là sau tuổi 40, nhóm bệnh viêm khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người, hơn cả tim mạch và ung thư. Đặc biệt, thoái hóa khớp chiếm đến 50% trong nhóm bệnh viêm khớp. Tại Việt Nam, tỷ lệ người thoái hóa khớp trên 35 tuổi là 30%, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi lên đến 85%.

Trong khi đó, kết quả một cuộc thăm dò đối với 1.000 người cao tuổi gặp vấn đề chung về bệnh tật lúc giao mùa cho thấy, cứ 10 người được hỏi thì có tới 8 người trả lời thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt làm cho các khớp xương của họ bị đau nhức.

Với tỷ lệ này, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh khớp cao của khu vực và thế giới.

Điều trị trúng đích và an toàn

Các bác sỹ khuyến cáo, bệnh khớp thường gia tăng đột biến vào giai đoạn chuyển mùa như: Thu - Đông và Đông - Xuân. Vì thế, khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo mỗi người cần có thói quen phòng bệnh bằng cách kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ăn uống tập luyện lành mạnh, bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp luôn bền bỉ… tránh thói quen khi đau mới đến gặp bác sĩ.

Bác sĩ Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa xương khớp, Bệnh viện E Hà Nội cho biết, có những dưỡng chất sinh học có tác dụng trong hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh rất tốt.

Đối với bệnh khớp, phát hiện của ngành sinh học phân tử trong lĩnh vực này cũng chỉ rõ, tiến trình của bệnh thoái hóa khớp được đặc trưng ngay từ đầu bởi những tổn thương cùng lúc của sụn và xương dưới xụn. Qua thời gian, trong khi sụn bị bào mòn, nứt và vỡ ra thì xương dưới sụn xuất hiện những phản ứng bất thường tạo ra các vùng xương rỗng, vùng xương dày - xơ xen kẽ, hình thành gai xương và làm xuất hiện các chất gây viêm dẫn đến đau nhức, sưng tấy. Khi bị tổn thương, sụn và xương dưới sụn tác động tiêu cực lẫn nhau, khiến thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

Vì thế, các nhà khoa học vẫn khuyến khích con người sử dụng tinh chất Pentan, một loại peptit có tác dụng cung cấp acid amin có tác dụng làm giảm tiến trình thoái hóa khớp. Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, Peptan giúp tăng 3,2 lần lượng collagen tuýp II (chất căn bản của sụn khớp) và 3,6 lần lượng Aggrecan (thành phần tham gia cấu tạo sụn khớp và dịch khớp).