- Ra đồng bắt cua cùng bố, bé trai 11 tuổi bị rắn hổ mang cắn nguy kịch
- Ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi trước nguy cơ lan rộng
- Hà Nội rốt ráo chống dịch tả lợn châu Phi
Virus HIV (màu xanh) tấn công các tế bào bạch cầu (màu cam). Ảnh: NIBSC.
Theo Báo Thanh niên, bệnh nhân này ở Anh. Cơ thể ông này đã không còn vi rút HIV được khoảng 18 tháng. Ông được các bác sĩ ghép tủy dùng để điều trị căn bệnh ung thư máu ông mắc phải.
Thật không ngờ cách thức này lại giúp ông khỏi luôn bệnh HIV, theo Daily Mail ngày 5-3-2019.
Bệnh nhân ở Anh được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2003 và từ 2012, ông được điều trị ARV. Vào năm 2016, ông được ghép tủy và ông vẫn sử dụng thuốc ARV thêm một năm sau đó, theo The Telegraph.
Nhưng trong 18 tháng qua, ông đã dừng thuốc và thường xuyên kiểm tra. Kết quả kiểm tra xác định bây giờ không thể phát hiện được vi rút HIV trong cơ thể ông.
Trường hợp của bệnh nhân trên đã được đăng tải trên tạp chí Nature. Nghiên cứu được thực hiện bởi bốn trường đại học UCL, Imperial, Oxford và Cambridge (Anh).
Ca nhiễm HIV thứ 2 được “chữa khỏi” bằng tế bào gốc
Thông tin trên VOV, cách đây 10 năm, một người bệnh ở Berlin (Đức) đã được ghép tủy xương từ một người hiến tặng có khả năng miễn dịch tự nhiên với virus HIV.
Timothy Brown, được cho là trường hợp đầu tiên “đánh bại” HIV/AIDS, sau hai lần cấy ghép tế bào gốc và xạ trị bệnh bạch cầu.
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Giáo sư Ravindra Gupta tại trường Đại học London cho biết: “Trường hợp bệnh nhân thứ 2 thuyên giảm HIV trong cơ thể bằng phương pháp ghép tế bào gốc cho thấy, việc người bệnh đầu tiên tại Berlin được chữa khỏi không phải là “điều bất thường”. Đây thực sự là pháp pháp điều trị đã giúp loại bỏ HIV ở 2 bệnh nhân này”.
Giáo sư Eduardo Olavarria, tại Đại học Hoàng gia London cũng khẳng định, thành công của phương pháp ghép tế bào gốc mang lại hy vọng và hướng đi cho các nghiên cứu mới để chữa trị HIV. Song, vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước.
“Đây không phải là quy trình điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân HIV. Hóa trị là rất độc. Những trường hợp này, người bệnh bắt buộc phải hóa trị để điều trị ung thư”.
Trong khi đó, Giáo sư Graham Cooke tại Đại học Hoàng gia London tin rằng kết quả này rất “đáng khích lệ”: “Nếu chúng ta có thể hiểu rõ hơn tại sao phương pháp này có hiệu quả với một số bệnh nhân, chúng ta sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu cuối cùng là chữa khỏi HIV”.
Tương lai của phương pháp cấy ghép tủy xương
Theo Zing, một số chuyên gia không chắc chắn về sự liên quan của phương pháp cấy ghép tủy xương đối với việc điều trị AIDS nói chung vì mới chỉ có hai người được chữa khỏi.
Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Bệnh viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Anh, cho biết: "Tôi không chắc chắn kết quả này cho chúng tôi thấy điều gì. Phương pháp này hiệu quả với Timothy Ray Brown, và giờ là một trường hợp khác. Vậy bây giờ thì sao? Bây giờ chúng ta sẽ làm gì với nó?".
Theo các nhà nghiên cứu, họ sẽ phát triển các phương pháp trị liệu gen để loại bỏ CCR5 trên các tế bào miễn dịch hoặc tế bào gốc tiền thân của chúng. Chống lại HIV, những tế bào biến đổi này cuối cùng sẽ làm sạch virus trong cơ thể.
Một cảnh báo quan trọng đối với mọi phương pháp tương tự là bệnh nhân vẫn dễ bị tổn thương trước một dạng HIV gọi là X4, sử dụng một loại protein khác, CXCR4, để xâm nhập vào tế bào.
Tiến sĩ Timothy J.Henrich, chuyên gia về AIDS tại Đại học California (Mỹ), cho biết điều này sẽ hoạt động nếu ai đó có virus thực sự chỉ sử dụng CCR5 để xâm nhập. Ngay cả khi một người chỉ chứa lượng nhỏ virus X4, chúng vẫn có thể nhân lên rất nhiều.
Thực tế, một trường hợp được cấy ghép tủy đã loại bỏ hết virus HIV nhưng sau đó nhanh chóng tái phát do X4. Thậm chí, để đề phòng virus này, ông Timothy vẫn đang uống thuốc hàng ngày để ngăn ngừa tái phát.
Những việc làm cần thiết khi lỡ quan hệ với người có HIV. Nguồn: Zing.