Những dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

ANTD.VN - Dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người nhưng lợn khi đã bị nhiễm bệnh 100% sẽ chết. Đây là môi trường cho những bệnh khác phát triển, nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, cơ quan chức năng phải lập hàng rào ngăn chặn không cho heo chết được đưa vào lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn cần cảnh giác khi chọn thịt lợn bởi vẫn có những đường dây mua bán thịt lợn chết vẫn hoành hành trên thị trường. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. 

Dịch tả lợn Châu Phi là gì? 

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa AND gây ra.

Điều đáng lo ngại là khi bệnh xảy ra, trở thành dịch và lưu cữu nhiều năm. Virus gây bệnh ASF có sức sống rất tốt: trong máu 6 năm (bảo quản lạnh), trong lá lách 2-2,5 năm, trong phân ẩm 122 ngày, trong nước tiểu 45 ngày...

Một số tài liệu cho thấy, dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa AND gây ra. Bệnh đặc trưng như thâm tím da phần lớn cơ thể, viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba và thận.

Biểu hiện tụ huyết tại thận

Có nên tẩy chay thịt lợn?

“Trước hết, cần phải khẳng định rằng, bệnh tả lợn châu Phi không lây và gây bệnh cho người. Tuy nhiên, heo mắc bệnh này thì 100% là chết. Đây là môi trường cho những bệnh khác phát triển, nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, cơ quan chức năng phải lập hàng rào ngăn chặn không cho heo chết được đưa vào lưu thông trên thị trường”, phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban An toàn thực phẩm TP.HCM (ATTP), cho biết.

Theo các chuyên gia y tế, không nên tẩy chay thịt lợn mà hãy tẩy chay cách ăn, chế biến không đảm bảo. Mọi người cần chọn mua thịt lợn tươi, ở những địa chỉ uy tín, chế biến đúng cách để bảo đảm sức khỏe. Tránh ăn tiết canh, thịt tái. 

Dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi có các nốt xuất huyết nằm dưới da, trên vành tai trông giống như vết muỗi đốt. Bốn chân, bụng, ngực của lợn có màu tím xanh. Khi mổ ra, lợn tả có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực. Toàn bộ nội tạng, cơ thể đều xuất huyết, lá lách phình to, hạch bạch huyết lớn, phổi không bị xẹp, khí quản dính máu, chứa nhiều bọt, thận xuất huyết, niêm mạc dạ dày loét, ruột tắc và chứa máu.

Có thể nhận biết thịt lợn nhiễm dịch tả bằng mắt thường. Nếu thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, phần bì lấm chấm xuất huyết, tai lợn bị tím, khi chạm tay thấy chảy nhớt, rỉ nước... thì là thịt ôi hoặc thịt lợn mắc bệnh.

Thịt lợn khỏe mạnh có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường, ngón tay ấn vào không bị lõm hay rỉ nước.

Thịt lợn khỏe mạnh có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, sờ thịt săn chắc đàn hồi. Ảnh: Giang Huy.

Dịch tả lợn Châu Phi: Tẩy chay là vô lý