Nạn câu trộm rùa ở Hồ Gươm

(ANTĐ) - Mới đây, trong khi đang ngồi chơi trên ghế đá trước cửa bưu điện trung tâm, tôi được chứng kiến 3 cậu bé tuổi chừng 13 – 15 đứng câu cá và khi mắc câu, chúng kéo lên một con rùa to bằng cái bát con đang giãy giụa.

Nạn câu trộm rùa ở Hồ Gươm

(ANTĐ) - Mới đây, trong khi đang ngồi chơi trên ghế đá trước cửa bưu điện trung tâm, tôi được chứng kiến 3 cậu bé tuổi chừng 13 – 15 đứng câu cá và khi mắc câu, chúng kéo lên một con rùa to bằng cái bát con đang giãy giụa.

Một trong ba đứa nhanh tay gỡ và cho vào túi nilon màu đen. Tôi hỏi: “Câu rùa để làm gì vậy các em?”. Cậu bé lớn nhất thản nhiên trả lời: “Để bán chứ làm gì!”. Thì ra là vậy! Khi tiếp xúc với chúng, tôi được biết khá nhiều thông tin về những nhóm trẻ, cả mấy cụ già thường câu rùa ở hồ để bán. Mỗi con rùa con câu được, tùy theo trọng lượng lớn – nhỏ mà chúng được bán cho người mua để nuôi thả chơi. Con rùa nhỏ bằng bàn tay được “kêu” với giá 30-40 nghìn  đồng. Các con to hơn được “phát” tới 60-70 nghìn  đồng. Ba cậu bé trên tiết lộ rằng mỗi ngày chúng câu được trung bình từ 3-4 con rùa con.

Ai cũng biết rằng, hồ Gươm là danh thắng lịch sử cấp quốc gia, nơi gắn liền với truyền thuyết trả Gươm của vua Lê, hiện là nơi sinh sống của loài rùa quý, vậy mà tình trạng câu trộm cá, trộm rùa vẫn diễn ra như ở… ao làng(?!). Những con rùa con bị bắt hết đi thì sự kế thừa, phát triển của loài rùa quý có nguy cơ tuyệt chủng mà mai này hồ Gươm còn ý nghĩa gì nữa, linh thiêng gì nữa và hấp dẫn gì nữa khi không còn rùa hiện hữu(?!).

Nguyễn Duy Hoàng (ĐH Luật Hà Nội)