Kinh nghiệm mua sắm online an toàn

ANTD.VN - Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nhu cầu mua sắm online ngày càng nở rộ ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nhiều trang web bán hàng cũng “nở” ra như một tất yếu của lịch sử, bán đủ các loại mặt hàng phục vụ mọi nhu cầu của con người. Bạn hoàn toàn có thể ngồi ở nhà mua sắm bất cứ hàng hóa nào thông qua cú kích chuột. Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc mua sắm hàng online cũng khiến bạn gặp phải rắc rối. Dưới đây là kinh nghiệm mua sắm online an toàn, giúp bạn tránh khỏi tình trạng “tiền mất tật mang”.

“Tiền mất tật mang” khi mua sắm ọnline

Vô vàn trường hợp khách hàng phải “dở khóc dở cười”, “tiền mất tật mang” khi nhận được sản phẩm từ mua sắm online.

         Mua sắm online đang là xu thế chung của xã hội. Mọi hàng hóa đều có thể mua sắm ngay tại nhà thông qua một cú kích chuột

Anh Quốc Tuấn (trú tại quận 5, TP.HCM) thường xuyên mua các sản phẩm điện tử trên Lazada, anh đã đã không dám đặt hàng qua trang này sau khi nhận được những sản phẩm không đúng quảng cáo. Theo Zing đưa tin, vào tháng 6-2018, anh Tuấn có mua USB có dung lượng 256 BG. Tuy nhiên, sau vài ngày đợi chờ, anh nhận được sản phẩm không giống như quảng cáo. Đồng thời, anh không được đổi trả khi bị công ty cho rằng sản phẩm vẫn dùng tốt.

Không chỉ có vậy, nhiều khách mua hàng mới nhưng nhận phải hàng cũ, thậm chí khách không nhận được hàng khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử. Theo báo Tuổi trẻ đưa tin, trong đợt khuyến mãi khủng nhân dịp sinh nhật Lazada năm 2019, anh Đảng (trú tại TP.HCM) đã đặt mua chiếc điện thoại Samsung A7 phiên bản 2018 với giá 2 triệu đồng, sau khi đã được giảm tới 43%. Tuy nhiên, khi nhận hàng, chiếc điện thoại được giao cho anh là Samsung A7 phiên bản 2015. Anh Đảng đã vô cùng khó khăn trong việc liên hệ đổi trả sản phẩm, khi bên giao hàng liên tục đưa ra các lý do hàng chưa được giao, chưa nhận được mail của anh…  

Anh Khoa (trú tại quận 7, TP.HCM) cũng gặp phải tình huống “dở khóc dở cười” tương tự. Đầu tháng 3-2019, anh Khoa đặt mua chiếc xe đạp gần 2 triệu đồng trên Shopee. Tuy nhiên, dù anh không nhận được hàng nhưng thông tin đơn hàng ghi “đã giao”. Mặc dù anh đã liên hệ với nhà cung cấp sản phẩm nhưng không thành.

“Tuyệt chiêu” mua sắm online an toàn

Để tránh “dính” phải những phiền phức không mong muốn khi mua sắm online, bạn nên “bỏ túi” những kinh nghiệm mua sắm dưới đây:

Chọn các trang web uy tín

Theo VnExpress, bạn nên chọn mua các sản phẩm trên các trang web chính hãng, thuộc hệ thống những webside thương mại lớn. Đồng thời, chế độ bảo hành sản phẩm của các trang web uy tín sẽ giúp bạn giải quyết những rắc rối khi gặp rắc rối. Vấn đề của khách hàng gặp phải sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cả hệ thống, do đó, bạn có thể yên tâm khi mua sắm trên các trang này. Quyền lợi của bạn được đặt lên hàng đầu.

Tìm hiểu kĩ sản phẩm và chú ý phản hồi của khách hàng

Bạn cần tìm hiểu kĩ về sản phẩm từ nguồn gốc, xuất xứ cho đến nhwunxg phản hồi của khách hàng sau khi nhận được sản phẩm. Từ đó, bạn xác định loại hàng nào thật sự cần thiết và phù hợp khi mua sắm online. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến số sao được đánh giá cho sản phẩm và “shop” mà bạn đang theo dõi. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm mua sắm online giúp bạn tránh được tình trạng “tiền mất tật mang” trước khi quyết định mua hàng.  

Hình ảnh quảng cáo chỉ mang tính minh họa

          Hình ảnh quảng cáo chỉ mang tính chất minh họa. Bạn không nên tin tưởng tuyệt đối vào hình ảnh của sản phẩm trên mạng

Khi mua sắm online, bạn đừng tin tưởng tuyệt đối vào những hình ảnh quảng cáo. Nó đều là các hình ảnh đẹp, bắt mắt, thu hút người xem và đều là những hình ảnh mang tính minh họa. Bạn hãy tìm hiểu kĩ sản phẩm, vào “chat” cùng shop để hiểu rõ hơn về sản phẩm, cũng như cách làm việc chuyên nghiệp của shop. Từ đó, bạn xác định có nên mua sản phẩm này hay không.

Kiểm tra kĩ hàng khi nhận

Bạn có quyền kiểm tra hàng trước khi nhận và thanh toán. Mua sắm online không hiếm trường hợp hàng được giao “tệ hại” so với hình quảng cáo. Do đó, để đảm bảo hàng đúng với hình quảng cáo, hàng chất lượng thì bạn cần kiểm tra kĩ sản phẩm trước khi nhận và thanh toán.

 Bạn cần kiểm tra hàng kĩ trước khi nhận để tránh mua phải hàng không như mong muốn

Tuy nhiên, theo báo Tuổi Trẻ đưa tin, vào tháng 3-2019, nhiều sàn thương mại điện tử bỏ quy định khách được kiểm tra hàng trước khi chuyển tiền. Các sàn cho biết với chính sách mới, khách hàng sẽ phản hồi và đổi trả theo quy trình khi nhận phải hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không giống mô tả.

Không chuyển khoản trước khi nhận được hàng

Bạn không nên chuyển khoản trước khi nhận được hàng là việc làm cần thiết, giúp bạn tránh bị lừa đảo. Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ cũng kéo theo những chiêu trò lừa đảo tinh vi. Một số trường hợp khách không nhận được hàng sau khi đã chuyển khoản cho cửa hàng.