Kiểm soát tế bào Kupffer để bảo vệ gan

ANTĐ - Các bệnh lý gan thường gặp như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan ngày càng trở nên phổ biến. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ung thư gan xếp thứ ba trong nhóm ung thư gây tử vong nhiều nhất thế giới, chỉ sau phổi và dạ dày. Trung bình mỗi năm có thêm nửa triệu ca mắc mới. Hơn 80% số bệnh nhân ở các quốc gia châu Á và khu vực châu Phi.

Nguyên nhân đến các bệnh về gan tăng cao, mới đây các nhà khoa học đã chứng minh là do tế bào Kupffer hoạt động quá mức.

Khi tế bào Kupffer “nổi loạn”

Trước đây, Kupffer thường được biết đến như một loại đại thực bào nằm trong xoang gan - nơi dẫn máu ra, vào gan, là tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố, tạo phản ứng miễn dịch. Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1876, tế bào Kupffer được đặt theo tên một nhà khoa học người Đức - Karl Wilhelm von Kupffer.

Gần đây, bằng nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học thế giới đã phát hiện ra rằng, khi bị kích hoạt quá mức, tế bào Kupffer sẽ phóng thích ra các chất gây viêm làm gan hư hại, tổn thương.

Trong hội nghị quốc tế về gan của Hiệp hội Nghiên cứu các Bệnh về Gan (AASLD) tổ chức tại Mỹ, các nhà khoa học đã chỉ rõ diễn tiến độc chất khi vào đến gan sẽ kích hoạt tế bào Kupffer theo 2 cách: Một mặt chúng trực tiếp kích hoạt Kupffer, khiến Kupffer “nổi loạn”, làm cho tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan.

Mặt khác, các độc chất cũng khiến tế bào gan phải làm việc quá sức để khử độc, và quá trình này làm sản sinh liên tục các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer, từ đó càng gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, hư hại.

Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Chuyên ngành Độc chất của Đại học Oxford (Anh) lại cho rằng, các yếu tố độc hại từ thực phẩm bẩn như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc, hóa chất độc hại… xâm nhập cơ thể, đi vào gan cũng sẽ kích hoạt tế bào Kupffer  hoạt động mạnh.

Khi Kupffer bị kích hoạt quá mức một cách liên tục, theo thời gian sẽ tạo thành vòng xoắn bệnh lý hủy hoại gan khó có điểm dừng và cũng khó có thể phục hồi.

Kiểm soát tế bào Kupffer để bảo vệ gan từ gốc

Những phát hiện mới về tế bào Kupffer nói trên đã mở ra hướng đi mới trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gan từ gốc, đó chính là kiểm soát tế bào Kupffer để ngăn chặn ngay từ đầu việc sản sinh các chất gây viêm, chủ động chống độc, bảo vệ gan.

Giải pháp mới này thay cho quan niệm “giải độc gan” theo cách hiểu thông thường lâu nay vốn chưa đủ và thiếu tính bền vững.

Gần đây, ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử và công nghệ tinh chiết hiện đại, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer hiệu quả.

Wasabia là loài dược thảo nổi tiếng có tác dụng khử độc, đặc trưng của nền y học và văn hóa ẩm thực Nhật Bản từ hàng ngàn năm nay; còn S. Marianum là thảo dược có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và Đông Âu, được sử dụng hơn 2.000 năm trước trong việc duy trì sức khỏe gan, mật.

Các nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức cho thấy sử dụng tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức, giảm trên 50% các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… sau 6 tuần, nhờ đó giảm quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn ngừa gan xơ hóa.

Ngoài ra, tinh chất Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần Nrf2 - yếu tố bảo vệ cơ thể vô cùng quan trọng - chỉ sau 6 giờ, tăng cường khả năng khử độc, kiểm soát tế bào Kupffer, hạn chế sản sinh các chất gây viêm một cách hiệu quả.