- Liên tục xảy ra tai biến do sử dụng "phương pháp vô cảm" trong mổ lấy thai
- Những nỗi đau ám ảnh và nụ cười hạnh phúc của nữ bác sĩ sản khoa trẻ tuổi
- Cha mẹ nên làm gì để dễ dàng trò chuyện với con về tình dục?

Tư vấn dịch vụ KHHGĐ và SKSS cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
Theo thông tin từ Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, hiện Hà Nội là một trong những địa phương đã triển khai hiệu quả Đề án Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS (gọi tắt là Đề án 818), góp phần giữ vững mức sinh thay thế trên địa bàn.
Tính đến tháng 8-2019, số lượng sản phẩm xã hội hóa PTTT được phân phối về các địa phương là 1.441.594 chiếc bao cao su, 2.700 vỉ viên uống tránh thai, gần 5000 dung dịch vệ sinh phụ nữ, 1.352 dung dịch vệ sinh đa năng cùng nhiều bột canxi và vitamin tổng hợp...
Đề án 818 của Hà Nội hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về PTTT, dịch vụ KHHGĐ, SKSS có chất lượng cho người dân nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, tính bền vững của chương trình dân số - KHHGĐ; huy động và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực đầu tư từ trung ương, địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bảo đảm cung cấp đầy đủ PTTT để duy trì mức sinh thay thế.
Hiện nay, Hà Nội tiếp tục triển khai các hoạt động của Kế hoạch này. Theo bà Nguyễn Minh Xuân, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, để đẩy mạnh hoạt động của Đề án 818, vừa qua Chi cục đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn đào tạo với hơn 76 lớp tập huấn cho 3.800 cộng tác viên dân số cơ sở.
Đến năm 2020, Hà Nội đặt mục tiêu mỗi loại PTTT, hàng hóa chăm sóc KHHGĐ, SKSS có ít nhất từ 2 - 3 chủng loại khác nhau được đưa vào cung cấp trên địa bàn. Tăng cường tiếp cận dịch vụ cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ, SKSS của người dân; nâng cao năng lực cho cán bộ dân số, cán bộ y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.