Gợi ý đáp án, nhận định đề thi Hóa học - Kỳ thi THPT Quốc gia 2017

ANTD.VN - Sáng nay (23-6), các thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2017 tiếp tục làm các bài thi của khối Khoa học tự nhiên, là: Vật lí, Hóa học và Sinh học. Thời gian thi mỗi môn là 50 phút, theo hình thức trắc nghiệm. Báo điện tử ANTĐ xin giới thiệu tới độc giả phần nhận định đề thi môn Hóa học, cùng gợi ý đáp án của một số mã đề.

Theo nhận định từ Tổ Hóa học thuộc Hệ thống Giáo dục hocmai.vn, đề thi Vật lí năm nay công phu, phủ rộng kiến thức.

Cụ thể, đề thi THPT Quốc gia 2017 dễ hơn so với đề thi THPT Quốc gia của năm 2015 và 2016 khi đã giảm số lượng và mức độ câu khó và cực khó. Tuy nhiên, do thời gian thi giảm xuống chỉ còn 50 phút nên áp lực thời gian chính là vấn đề của việc làm bài thi năm nay.

=> Về phạm vi đề thi: Nội dung đề thi hoàn toàn nằm trong chương trình Hóa học lớp12, kiến thức tập trung vào este, peptit, tổng hợp hóa hữu cơ, vô cơ, các bài tập liên quan đến kim loại. Đề có sự sắp xếp theo vùng từ dễ đến khó, bám sát ma trận kiến thức, tạo tâm lí thoải mái và thuận lợi cho các em học sinh làm bài. Phạm vi đề thi thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 tương đối phù hợp với hình thức đề thi minh họa, thử nghiệm và đề thi tham khảo mà Bộ đã công bố.

=> Về độ khó và sự phân bổ kiến thức: Việc điều chỉnh hình thức thi, thời gian thi của kì thi THPT Quốc gia năm 2017 so với các năm trước kéo theo việc điều chỉnh lại cấu trúc đề thi/độ khó của đề thi môn Hóa học. Đề thi có 60% thuộc về lĩnh vực cơ bản cho nên thí sinh chỉ cần học nắm vững kiến thức lớp 12 là có thể làm được, 40% còn lại có độ khó tăng dần và đặc biệt có khoảng 10% (khoảng 4 câu) ở mức khó hơn hẳn, để phân loại giúp các trường đại học có thể tuyển chọn được thí sinh. Đề thi không có nhiều dạng câu lạ, mới xuất hiện. Các câu hỏi ở mức độ cực khó vẫn thường rơi vào dạng bài peptit, điện phân và đồ thị như câu 78 mã 206 (dạng bài không mới nhưng yêu cầu học sinh có khả năng tư duy cao); câu 79, 80 của mã 208. Các câu hỏi dễ vẫn thường rơi vào chuyên đề polime và cacbohidrat.

Với đề thi này, không khó để học sinh đạt điểm 8, 9, nhưng để đạt được điểm tuyệt đối, thí sinh cũng phải có tư duy tổng hợp, phân tích, vững về quan điểm. Đề nhìn chung không quá khó.

* Thầy Nguyễn Ngọc Anh – Giáo viên luyện thi môn Hóa tại Hệ thống Giáo dục Hocmai - nhận định thêm: Phạm vi đề thi nằm chủ yếu trong chương trình lớp 12 , tuy nhiên do đặc thù của môn Hóa nên không thể tránh khỏi những nội dung liên quan đến lớp 11 như dạng bài tập liên quan HNO3 , CO2 với dd kiềm…

Mức độ vận dụng nằm ở các câu Peptit, Đồ thị, Điện phân, Biện luận CTCT, tuy nhiên không quá khó và đều là các dạng bài quen thuộc như trong đề Tham khảo của Bộ.

Mức độ lý thuyết chiếm hơn 60% tổng số lượng câu hỏi và dễ lấy điểm. Các câu hỏi lý thuyết nằm trong chương trình SGK nên các em cần nắm chắc kiến thức SGK.

Một số câu hỏi gây khó học sinh vì phối hợp nhiều loại nhóm chất khác nhau trong 1 câu hỏi, dễ gây nhầm lẫn cho học sinh . Tuy nhiên nếu học và hiểu đúng bản chất và có sự logic thì hoàn toàn dễ dàng xử lý. Học sinh học và hiểu kiến thức sẽ dễ dàng lấy điểm 9.

* Gợi ý đáp án cho mã đề 206:

* Gợi ý đáp án cho mã đề 201:

Gợi ý đáp án, nhận định đề thi Hóa học - Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 ảnh 2

* Gợi ý đáp án cho mã đề 210:

* Gợi ý đáp án cho mã đề 213:

Gợi ý đáp án, nhận định đề thi Hóa học - Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 ảnh 4