Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi"

ANTD.VN - Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điều cần biết về chiến dịch tiêm bổ sung vaccine phòng bệnh sởi – rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi tại Hà Nội” do Báo An ninh Thủ đô phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức bắt đầu diễn ra vào 14h chiều nay, 30-11.

Buổi giao lưu trực tuyến sẽ bắt đầu từ 14h đến 16h chiều nay, 30-11

Các khách mời tham gia giao lưu trực tuyến gồm:

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 6

và Thạc sĩ Bác sĩ Khuất Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì

Mở đầu cuộc giao lưu, ông Nguyễn Thanh Bình, Tổng Biên tập Báo ANTĐ và ông Chu Quốc Dũng, Phó Tổng Biên tập Báo ANTĐ đã bày tỏ cảm ơn các khách mời đã tham gia giao lưu trực tuyến về một vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm hiện nay. 

Mời bạn đọc quan tâm tham gia buổi giao lưu trực tuyến trên website www.anninhthudo.vn và đặt câu hỏi cho các khách mời.

Tổng Biên tập Báo ANTĐ Nguyễn Thanh Bình phát biểu chào mừng

Tổng Biên tập Báo ANTĐ Nguyễn Thanh Bình tặng hoa chúc mừng các vị khách mời tham gia giao lưu

Theo thông tin từ ngành y tế, mấy tháng gần đây, dịch sởi đang có chiều hướng gia tăng bất thường ở nhiều địa phương và đã có bệnh nhân tử vong. Dù tỷ lệ tiêm vaccine sởi và vaccine sởi - rubella trên toàn quốc những năm gần đây đạt cao, song tỷ lệ vẫn chưa đạt 95% và vẫn còn các vùng nguy cơ cao, có nơi mới chỉ đạt dưới 90%.

Số trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc một số trẻ đã tiêm chủng nhưng không có miễn dịch phòng bệnh tích lũy qua các năm, khi số lượng này đủ lớn, trong điều kiện virus sởi lưu hành có thể gây dịch lớn như vụ dịch sởi từng xảy ra năm 2014.

Trước tình trạng đó, Bộ Y tế đã có kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine Sởi- Rubella cho khoảng hơn 4,2 triệu trẻ 1- 5 tuổi vùng nguy cơ cao trên cả nước năm 2018- 2019. Tại Hà Nội, chiến dịch tiêm bổ sung vaccine phòng bệnh sởi – rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi được thành phố đồng loạt triển khai từ ngày 26-11 đến 11-12-2018.

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi"

14h chiều 30-11-2018, Báo An ninh Thủ đô phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điều cần biết về chiến dịch tiêm bổ sung vaccine phòng bệnh sởi – rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi tại Hà Nội”.

  • 1. Thời gian: 11:35 30/11/2018
  • 2. Địa điểm: Trụ sở Tòa soạn An ninh Thủ đô

Danh sách khách mời

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó  Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia

PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

Thạc sĩ Bác sĩ Khuất Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì

Thạc sĩ Bác sĩ Khuất Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì

Linh Vũ, HN hỏi:
Thưa các bác sỹ, tôi xem trên mạng thấy bác sỹ người nước ngoài chăm sóc trẻ rất tốt khi tiêm chủng, các bác sỹ của ta có nên làm như vậy để trẻ không quấy khóc khi tiêm
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Quy trình tiêm chủng của Bộ Y tế hiện nay là quy trình theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Về cơ bản là giống nhau giữa các nước. 

Phụ huynh cần động viên trẻ để trẻ không quá sợ khi đưa trẻ đi tiêm chủng. 

Nhiều trẻ có tâm lý sợ hãi khi thấy cán bộ y tế là do một số phụ huynh hay dọa trẻ. Phụ huynh không nên tạo cho trẻ tâm lý lo sợ khi phải tiếp xúc với cán bộ y tế. 

PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 14

PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội giao lưu trực tuyến với bạn đọc Báo ANTĐ

Quy trình tiêm chủng của Bộ Y tế hiện nay là quy trình theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Về cơ bản là giống nhau giữa các nước. 

Phụ huynh cần động viên trẻ để trẻ không quá sợ khi đưa trẻ đi tiêm chủng. 

Nhiều trẻ có tâm lý sợ hãi khi thấy cán bộ y tế là do một số phụ huynh hay dọa trẻ. Phụ huynh không nên tạo cho trẻ tâm lý lo sợ khi phải tiếp xúc với cán bộ y tế. 

Nguyễn Mạnh Vũ hỏi:
Vaccine sởi – rubella được sử dụng trong chương trình tiêm bổ sung cho trẻ 1-5 tuổi đợt này là vaccine gì, có thống nhất ở tất cả các địa phương hay không?
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 15

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia

Hiện nay, chúng ta đã thay thế hoàn toàn vắc xin sởi – rubella nhập khẩu bằng vắc xin sởi – rubella do Việt Nam sản xuất để sử dụng trong Chương trình TCMR từ năm 2018. Toàn bộ các trẻ em thuộc diện đối tượng trong tiêm chủng thường xuyên trên cả nước và Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi – rubella sắp tới sẽ sử dụng đồng bộ vắc xin do Việt Nam sản xuất.

Trịnh Thị Tuyết Mai hỏi:
Con trai tôi đã được tiêm mũi 1 vắc xin sởi đơn vào lúc cháu được 10 tháng rưỡi, theo lịch thì đến nay cháu 18 tháng rưỡi thì sẽ tiêm mũi 2 nhắc lại. Nhưng cháu lại được tiêm 1 mũi sởi – quai bị – rubella khi cháu 15 tháng rưỡi. Vậy nay đến thời điểm tiêm mũi sởi – rubella này cháu có cần tiêm lại hay không? Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:
Cháu thuộc diện tiêm lần này. Chỉ trừ những cháu mới tiêm vaccine có thành phần sởi trong vòng 1 tháng sẽ không tiêm trong đợt này.
Vũ Hạnh, công nhân hỏi:
Thưa bác sỹ Tuấn, dấu hiệu nhận biết trẻ có thể gặp tai biến sau tiêm chủng cụ thể như thế nào? Chúng tôi cũng muốn biết sơ qua để nếu trường hợp con mình có dấu hiệu thì có thể đưa đến cơ sở y tế kịp thời?
BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:
Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 16

BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội giao lưu trực tuyến với bạn đọc Báo ANTĐ

Sau khi tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm trong vòng 30 phút và theo dõi tại nhà 24 - 48h đồng hồ. Khi cha mẹ thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào của trẻ như: sốt cao, co giật tím tái, li bì, khó thở, khóc kéo dài không dỗ được, thì phải đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để khám và xử trí kịp thời.

Còn thông thường, sau khi tiêm chủng, trẻ có thể sốt nhẹ, đau tại vết tiêm, các dấu hiệu này sẽ sớm biến mất sau 1 - 2 ngày mà không cần điều trị gì.

Cao Thị Bưởi, 28 tuổi, phường Hàng Bông, Hà Nội hỏi:
Con trai tôi đã được tiêm mũi 1 vắc xin sởi đơn vào lúc cháu được 10 tháng rưỡi, theo lịch thì đến nay cháu 18 tháng rưỡi thì sẽ tiêm mũi 2 nhắc lại. Nhưng cháu lại được tiêm 1 mũi sởi – quai bị – rubella khi cháu 15 tháng rưỡi. Vậy nay đến thời điểm tiêm mũi sởi – rubella này cháu có cần tiêm lại hay không? Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Con trai chị đã được tiêm 2 mũi vaccine sởi và tiêm phòng bệnh quai bị, rubella. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia thì việc tiêm nhắc lại và bổ sung trong các chiến dịch tiêm chủng giúp trẻ có miễn dịch bền vững hơn phòng bệnh sởi và rubella.

Khoảng cách giữa các mũi tiêm phải đảm bảo tối thiểu là 1 tháng. Như vậy, cháu đã tiêm mũi vaccine sởi rubella cách đây 3 tháng nên cháu hoàn toàn đủ điều kiện để được tiêm vaccine sởi rubella trong chiến dịch tiêm chủng bổ sung vào tháng 12 tới đây.

Anh (chị) cần đưa trẻ đi tiêm chủng tại các trạm y tế xã phường để cháu có miễn dịch phòng chống 2 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là sởi và rubella.

Đỗ Thị Thúy Hoàn, 35 tuổi, Mê Linh, Hà Nội hỏi:
Thông thường khi trẻ đi tiêm tâm lý sợ hãi, hay khóc, giãy dụa. Việc tiêm ở trường khi không có người thân thì có gây khó cho cán bộ y tế và nhà trường? Khâu tâm lý được thực hiện như thế nào?
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trả lời:

Với trẻ em, việc được nhận lời khen và lời động viên rất quan trọng. Vì vậy, trước khi vào tiêm, cô giáo có thể kể cho trẻ nghe một vài mẩu chuyện có liên quan đến các bạn nhỏ dũng cảm khi đi tiêm phòng; tổ chức các trò chơi để trẻ tham gia, trong trò chơi cô thường chuẩn bị một vài món quà nhỏ để làm phần thưởng cho các bạn nhỏ dũng cảm nhất.

Trong khi  tiêm, cô giáo là người ôm ấp, vỗ về và trò chuyện với trẻ để trẻ không tập trung vào mũi tiêm.

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 17

Trẻ được các cô vỗ về, an ủi khi tiêm nên không còn cảm giác sợ hãi khi tiêm phòng

Tại trường mầm non Chim Non, việc tiêm phòng tại trường chưa ghi nhận một trường hợp nào trẻ có phản ứng gào khóc, không hợp tác với nhân viên y tế khi tiêm.

Sau khi tiêm phòng xong, trẻ được vào phòng theo dõi sau tiêm. Tại đây các cô cũng chuẩn bị cho các con đồ chơi, trò chơi mà các con yêu thích để trẻ nhanh chóng quên đi việc tiêm phòng. 

BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:
Công tác tổ chức tiêm vaccine tại các trường mầm non đã được phối hợp rất chặt chẽ giữa ngành y tế và giáo dục. Học sinh sẽ được huy động tiêm theo thứ tự từng lớp, mỗi lớp đều có từ 2 -3 giáo viên hỗ trợ. Chính vì vậy, các cháu rất tuân thủ sự hướng dẫn của cô giáo. Và thực tế, tiêm chủng ở trường được thực hiện rất thuận lợi. 
Vũ Thu Huyền hỏi:
Chào bác sĩ, bé nhà em giờ được hơn 12 tháng và hồi tháng 11 cháu có tiêm phòng sởi và hiện tại em có nhu cầu tiêm thêm cả quai bị và rubella thì ko biết là em có thể cho cháu tiêm mũi 3 trong 1 sởi-rubella-quai bị được không ạ? Nhờ anh chị tư vấn cho em với ạ. Em xin cảm ơn.
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 18

Cháu thuộc diện tiêm bổ sung vaccine sởi- rubella trong chiến dịch này. Chị có thể cho cháu đến các điểm tiêm chủng tại các trạm y tế xã, phường để được chủng.

Chị có thể cho cháu tiêm vaccine phòng 3 bệnh sởi- quai bị- rubella tại các điểm tiêm chủng dịch vụ, sau khi tiêm mũi sởi- rubella ở trên khoảng 6 tháng. 

Lương Thị Tường hỏi:
Chào bác sĩ, tôi thấy gần nhà tôi có cháu được hơn 1 tuổi. Mẹ cháu nói cháu đã tiêm 1 mũi vắc xin sởi theo lịch của Trạm Y tế phường tuy nhiên đợt vừa rồi cháu vẫn mắc sởi. Bác sĩ có thể giải thích giúp có phải vắc xin sởi không có tác dụng với cháu không?
BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Sau khi tiêm phòng không phải 100% các trường hợp sẽ phòng được bệnh. Khả năng phòng bệnh sẽ phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của từng cá thể và nguồn lây truyền xung quanh. Trường hợp cụ thể của trẻ này có thể trẻ chưa đủ miễn dịch phòng bệnh sau khi tiêm một mũi, nên đã bị mắc bệnh trước khi đến lịch tiêm nhắc lại.

Vì vậy, sau khi tiêm chủng vẫn phải thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và thực hiện những mũi tiêm chủng nhắc lại đúng lịch theo khuyến cáo của ngành Y tế. 

 

Lý Á Thùy hỏi:
Chào bác sĩ, hiện nay bệnh sởi đang rất đáng lo ngại. Mặc dù nhà tôi rất quan tâm đến việc tiêm chủng đầy đủ cho các cháu nhưng đứa bé nhà tôi đợt gần đây hay ốm vặt nên vẫn chưa được tiêm mũi sởi nào. Tôi muốn được bác sĩ tư vấn cách phát hiện sớm và điều trị bệnh sởi. Cảm ơn bác sĩ
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Việc cần làm đầu tiên là gia đình cho cháu đi tiêm chủng, phòng các bệnh trong đó có bệnh sởi càng sớm càng tốt. Khi trẻ hết 1 đợt ốm thì cần đưa đi tiêm chủng ngay. 

Bệnh sởi có biểu hiện là sốt và xuất hiện chấm đỏ trên da, thường là mọc thứ tự từ đầu xuống thân và tứ chi. Nếu có biểu hiện sốt và phát ban, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. 

Nguyễn Trần Chương hỏi:
Nếu trẻ không đi tiêm chủng vaccine phòng sởi – rubella đầy đủ thì có nguy cơ gì? Nhất là ở các vùng có tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp, nguy cơ bùng phát dịch bệnh ra sao?
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện thời tiết và khí hậu rất thuận lợi cho nhiều bệnh truyền nhiễm lưu hành. Đặc biệt bệnh sởi và bệnh rubella thường hay xuất hiện vào thời điểm giao mùa, nhất là mùa đông xuân, với khả năng lây truyền cao trong cộng đồng.

Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, rất dễ lây và gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, mù lòa, viêm não... Trẻ càng nhỏ, có bệnh sẵn có hoặc chưa tiêm chủng là những yếu tố nguy cơ khiến bệnh nghiêm trọng hơn. 

Tình hình dịch sởi xảy ra trong năm 2014 cho thấy rõ việc tiêm chủng muộn, không tiêm chủng đủ mũi hoặc không tiêm chủng khiến cho nhiều trẻ có nguy cơ mắc bệnh và dịch có cơ hội lây lan và để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí đã có những trẻ từ vong do các biến chứng nhiễm trùng sau mắc sởi. 

Các bà mẹ cần cho con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Trong năm 2018, tại nhiều tỉnh, thành phố nguy cơ cao mắc bệnh sởi, trẻ em từ 1-5 tuổi sẽ được tiêm bổ sung mũi vaccine sởi, rubella miễn phí trong chiến dịch tiêm chủng bổ sung. Các bà mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội để con mình được tiêm nhắc lại mũi vaccine sởi rubella.

 

 

Lê Thị Thanh Thảo hỏi:
Chào bác sĩ, cháu nhà tôi hiện được hơn 9 tháng tuổi, tôi có thấy trạm y tế phường gọi đi tiêm mũi vắc xin sởi, tuy nhiên tôi muốn đợi đến khi cháu đủ 12 tháng tuổi để tiêm vắc xin phòng cả sởi – quai bị – rubella. Nếu con tôi tiêm như vậy thì có ảnh hưởng gì không?
BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Cán bộ y tế phường gọi chị đưa con ra tiêm phòng sởi khi con đủ 9 tháng tuổi là đúng. Lý do: Theo Bộ Y tế quy định, trẻ đủ 9 tháng tuổi cần tiêm vaccine mũi 1 phòng bệnh sởi ngay.

Lịch tiêm này phù hợp với tình hình dịch bệnh sởi tại VN. Nếu chị đợi trẻ đủ 12 tháng để tiêm vaccine phòng bệnh sởi - rubela - quai bị thì e rằng trẻ sẽ mắc bệnh sởi trong thời gian chờ tiêm mũi này. Sau tiêm mũi này, đến khi con chị đủ 12 tháng tuổi, cháu vẫn có thể tiêm mũi tam liên phòng bệnh sởi - quai bị - rubela trên.

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 19

BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội giao lưu trực tuyến với bạn đọc Báo ANTĐ
Tú Anh, Hoàn Kiếm Hà Nội hỏi:
Thưa các bác sỹ, cháu nhà tôi bị béo phì và rất sợ đau, tôi phải kiêng khem gì cho cháu và động viên cháu như thế nào để đi tiêm chủng cho an toàn?
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Cháu vẫn được tiêm chủng bình thường như các cháu bé khác. Bố mẹ động viên cháu tiêm chủng có đau nhưng đau ít như kiến đốt và chỉ 1 lúc là hết. 

Con được tiêm đầy đủ sẽ không bị bệnh, thì không phải tiêm nhiều khi bị ốm. 

Đặng Thị Yến, 47 tuổi, Đức Giang, Long Biên hỏi:
Cháu ngoại tôi 17 tháng tuổi, bố mẹ gửi về cho ông bà trông. Hôm qua cháu bị phát ban kèm theo sốt. Tôi gọi điện hỏi mẹ cháu thì được biết cháu đã tiêm 1 mũi sởi - quai bị - bubella và chưa tiêm nhắc lại. Vậy có khả năng cháu đã mắc sởi không thưa bác sĩ?
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:
Tiêm 1 mũi sởi thì giảm được 85-90% nguy cơ mắc sởi. Như vậy, trẻ vẫn có thể mắc sởi. Vậy cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời nếu như trẻ bị mắc sởi, để giảm nguy cơ biến chứng. 
BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Chị nên đưa cháu đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán, xác định bệnh, từ đó có hướng điều trị kịp thời. Vaccine Sởi - Quai bị - Rubela có hiệu quả phòng bệnh rất cao, nhưng vẫn có tỉ lệ nhỏ các cháu không có đủ miễn dịch để phòng bệnh.

Vì vậy, nếu chỉ tiêm một mũi thì chưa đủ. Cho nên, ngành Y tế đã chỉ đạo tiêm tối thiểu một mũi khi trẻ đến 9 tháng tuổi và tiêm vaccine Sởi bổ sung một mũi khi trẻ đủ 18 tháng tuổi, cũng như trong các chiến dịch.

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 20

Trẻ cần được tiêm ít nhất hai mũi vaccine Sởi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất

Đào Thị Thi Thơ hỏi:
Dự kiến trong chiến dịch đợt này, cả nước có khoảng bao nhiêu trẻ sẽ được tiêm chủng bổ sung vaccine sởi- rubella. Hiện đã có bao nhiêu tỉnh/ thành triển khai chiến dịch, kết quả ra sao?
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Trong thời gian từ tháng 6 năm 2018 đến nay, đã có gần 1 triệu trẻ em tại 88 huyện nguy cơ cao của 19 tỉnh/TP đã và đang được tiêm bổ sung vaccine sởi-rubella.  

Tuy nhiên, để chủ động phòng ngừa dịch bệnh trong mùa đông-xuân tiếp theo, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi-rubella trong thời gian từ Quý IV/2018 đến Quý I/2019. Sẽ có thêm 4,2 triệu trẻ từ 1-5 tuổi tại các huyện nguy cơ cao của 57 tỉnh/TP được tiêm bổ sung 01 mũi vaccine sởi-rubella trong chiến dịch lần này.

Đây là cơ hội lớn cho nhiều trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm nhắc thêm 1 mũi vaccine sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao mắc bệnh sởi và bùng phát dịch sởi.

 

Nguyễn Thị Thủy hỏi:
Học sinh không phải của trường có được tham gia trong trường học cụ thể hay không?
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trả lời:

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 21

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội giao lưu trực tuyến với bạn đọc Báo ANTĐ

Với những cháu không đi học tại trường sẽ được tiêm tại cộng đồng nơi cư trú thường xuyên của gia đình trẻ, không phân biệt có hộ khẩu thường trú trên địa bàn hay không.

Vân Anh, HN hỏi:
Các trường hợp sinh đôi, sinh ba thì có cần khuyến cáo gì khi tham gia chương trình tiêm chủng vaccine nói chung và vaccine sởi - rubella không, thưa bác sỹ
BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:
Các cháu sinh đôi, sinh ba thì đương nhiên lịch tiêm chủng sẽ trùng nhau và việc tiêm cho các cháu này chỉ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của riêng từng cháu, không liên quan đến việc sinh đôi hay sinh ba. Trong ngày tiêm chủng, nếu trẻ không bị ốm, sốt thì vẫn được chỉ định tiêm bình thường.
Trương Thị Hiền, 33 tuổi, Hà Nội hỏi:
Xin hỏi cô hiệu trưởng trường Mầm non Chim non, để chuẩn bị cho chiến dịch này nhà trường đã rà soát đối tượng tiêm chủng ra sao? Toàn trường có bao nhiêu trẻ trong diện tiêm bổ sung đợt này?
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trả lời:

Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên phát phiếu điều tra  thông tin tiêm chủng tới 100% phụ huynh học sinh có con em theo học tại trường. Sau đó nhà trường sẽ lập danh sách, những cháu đủ điều kiện tiêm, gửi sang trạm y tế phường để lên kế hoạch tiêm phòng. 

Trong phiếu điều tra tiêm chủng  có đầy đủ các thông tin như họ tên, địa chỉ cư trú. Đặc biệt lưu ý với cha mẹ học sinh về một số thông tin có liên quan đến tình trạng sức khỏe của trẻ như trong vòng 1 tháng nay có tiêm phòng vaccine nào không; trẻ có mắc bệnh tâm lý mãn tính gì không; trong vòng 2 tuần trước khi tiêm trẻ có dùng thuốc gì không; trẻ có dị ứng với loại thuốc, vaccine, thức ăn nào không?

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 22

Đến chiều 30/11, trường mầm non Chim Non đã phối hợp với trạm y tế phường Lý Thái Tổ tiêm phòng cho 158 trẻ (đạt 90%)

Qua rà soát, toàn trường có 176 trẻ đủ điều kiện tham gia chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi-rubella của thành phố trong đợt 1 (từ ngày 26/11-30/11). Đến thời điểm này (chiều 30/11) nhà trường đã phối hợp với trạm y tế phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm tiêm phòng cho 158 trẻ, đạt tỷ lệ 90%. 

Hiện vẫn còn một số trẻ đã đăng ký tiêm nhưng do đến đúng ngày tiêm các con lại nghỉ học, hoặc bị ho, đang uống kháng sinh không đủ điều kiện để tiêm phòng đợt này thì Nhà trường đã có kế hoạch tuyên truyền tới gia đình cho các cháu đi tiêm chủng tại trạm y tế phường vào đợt tiêm bổ sung, vào ngày 3/12/2018 đến 11/12/2018. 

Vũ Tú Nam hỏi:
Việt Nam đã tự sản xuất thành công vaccine sởi - rubella, xin cho biết cụ thể hơn thông tin về loại vaccine này?
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Vaccine sởi – rubella hiện đang được sử dụng là một trong 10 loại vắc xin trong nước đang được sử dụng trong Chương trình TCMR. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vaccine và sinh phẩm Y tế – Polyvac, Việt Nam sản xuất.

Trên thực tế, vaccine sởi của Việt Nam sản xuất cũng đã được sử dụng từ hơn 10 năm nay với hàng chục triệu liều trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Vaccine được khẳng định tính an toàn và hiệu quả cho trẻ em Việt Nam, giúp giảm mạnh tỷ lệ mắc sởi, cứu hàng ngàn trẻ em khỏi tử vong và góp phần giúp nước ta tiến gần hơn tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi.

Từ đầu năm 2018 đến nay, đã có khoảng hơn 4 triệu liều vaccine sởi – rubella Việt Nam sản xuất đã được sử dụng trong TCMR được ghi nhận là rất an toàn. 

Tất cả các vaccine dù là vắc xin sản xuất trong nước hay nhập khẩu, trước khi đưa vào sử dụng đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của nước ta. Vaccine phải được Bộ Y tế cấp phép và trải qua khâu kiểm định do đơn vị độc lập thực hiện. Chỉ có những lô vaccine đảm bảo những điều kiện về tính an toàn và hiệu quả, mới được đưa vào sử dụng. 

Các bậc cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine sởi rubella trong chiến dịch tiêm chủng bổ sung năm 2018.

Nguyễn Trung, HN hỏi:
Tôi muốn con đi tiêm chủng nhưng lại lo tai biến, xin hỏi tỷ lệ tai biến đối với trẻ 1-5 tuổi hiện nay như thế nào và làm thế nào để hạn chế tai biến?
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 23

Vaccine sởi là vaccine rất an toàn. Sau 1 tuần tổ chức chiến dịch tiêm bố sung vaccine sởi- rubella, số trẻ được tiêm là xấp xỉ 300.000. Chưa có trường hợp nào có phản ứng nặng.

Tuy nhiên, vaccine là một loại thuốc, vì vậy có một tỷ lệ nhất định có phản ứng khi tiêm chủng ở các mức độ khác nhau như: phản ứng nhẹ: đau và đỏ ở nơi tiêm, sốt nhẹ, trẻ khó chịu. Những biểu hiện này sẽ hết nhanh trong vòng 1-2 ngày.

Những trường hợp nặng như phản ứng phản vệ, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp, từ 1-2 trường hợp trên 1 triệu liều. Các cơ sở tiêm chủng luôn sẵn sàng thuốc men, trang thiết bị để sẵn sàng cấp cứu nếu có phản ứng phản vệ xảy ra. 

Để đảm bảo tiêm chủng an toàn, trẻ cần được theo dõi sau khi tiêm 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ trong vòng 24-48 giờ. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, ví dụ như sốt cao, co giật, tím tái, khó thở... cần thông báo ngay cho cơ sở tiêm chủng và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời. 

Trần Triển hỏi:
Nhiều phụ huynh thắc mắc vì sao 9 tháng tuổi bé đã tiêm vaccine sởi, nhưng đến lúc 18 tháng tuổi lại tiêm mũi kết hợp vaccine sởi - rubella? Chỉ một lần tiêm rubella như vậy có đủ phòng bệnh cho bé không?
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi rất dễ mắc sởi, do vậy trẻ cần tiêm sớm vắc xin phòng bệnh này. Theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng thì vắc xin sởi được tiêm cho trẻ lúc 9 tháng tuổi và tiêm vắc xin sởi – rubella lúc trẻ 18 tháng.

Theo đăng ký của nhà sản xuất, vắc xin sởi – rubella có thể tiêm cho trẻ từ 1 tuổi (12 tháng tuổi) trở lên. Như vậy  trẻ nhỏ từ 9 tháng đến 12 tháng cần được tiêm 1 mũi vắc xin sởi đơn để sớm chủ động phòng bệnh sởi trước khi tiêm vắc xin sởi – rubella khi trẻ 18 tháng tuổi.

Vắc xin sởi – rubella cũng được khuyến cáo tiêm cho thanh thiếu niên và người lớn (nếu chưa được tiêm chủng vắc xin này trước đó), đặc biệt là các chị /em nữ trong độ tuổi sinh đẻ để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh do bà mẹ nhiễm Rubella trong thời kỳ mang thai. Các chị em cần chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh Rubella trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để đảm bảo an toàn.

Phạm Trọng Hưng, 30 tuổi , Cầu Giấy hỏi:
Chào các bác sỹ !!
Bé nhà em có nhận được thông báo tiêm bổ sung vaccine ở trường mầm non vào ngày thứ 3 tới ( 4/12 ) . Hiện bé đang sổ mũi và có dùng kháng sinh amoxicillin ,hôm nay là buổi cuối dùng kháng sinh , tính đến ngày thứ 3 tới thì mới dừng kháng sinh được 3 ngày . Vậy bé nhà em có tiêm vaccine được không ah ?
Cám ơn các bác sỹ

BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:
Đến ngày hẹn tiêm mà cháu hết sốt và khỏi ốm thì cháu có thể tiêm vaccine bình thường. Tuy nhiên, trước khi tiêm cháu sẽ được các bác sĩ khám để chỉ định. Vì vậy, bạn vẫn nên cho con đến để tiêm theo lịch hẹn.
Đinh Quốc Đạt, 36 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội hỏi:
Xin hỏi lãnh đạo Trung tâm Y tế Thanh Trì, với địa bàn khá rộng, công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chương trình tiêm chủng lần này có gặp khó khăn không? Những khó khăn đó là gì và Trung tâm đã khắc phục như thế nào?
Thạc sĩ Bác sĩ Khuất Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì trả lời:

Thanh Trì là một huyện ven đô. Nhiều người dân chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh, buôn bán tự do, thường xuyên vắng nhà nên rất khó khăn tiếp cận để tuyên truyền phòng chống dịch bệnh nói chung và tiêm chủng nói riêng.

Do vậy, Trung tâm y tế huyện Thanh Trì đã khắc phục bằng cách tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã; gửi giấy mời trực tiếp đến từng hộ gia đình; tổ chức nói chuyện tại các trường học và thông qua tuyên truyền của giáo viên phụ trách lớp đến phụ huynh học sinh để người dân nắm được các thông tin cần thiết liên quan tới tiêm chủng phòng bệnh.

Trần Sông hỏi:
Những phản ứng thường gặp sau tiêm chủng vaccine sởi – rubella là gì? Tỷ lệ gặp tai biến nặng như thế nào?
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Vắc xin sởi và vắc xin sởi – rubella là một trong số những vắc xin rất an toàn và hiệu quả. Vắc xin sởi đã được sử dụng tại Việt Nam từ hơn 30 năm nay với hàng trăm triệu liều và hầu như không gặp trường hợp phản ứng nặng nào.

Trong quá trình sử dụng trên cả nước, chỉ ghi nhận những phản ứng phụ gồmđau, sưng và ban đỏ tại chỗ tiêm. Phản ứng này thường ở mức độ nhẹ và sẽ tự khỏi sau khi tiêm chủng từ 1 đến 4 ngày.

Những phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, ho, đau bụng, sổ mũi, tiêu chảy cũng có thể xảy ra ở một vài trường hợp và kéo dài từ 1 đến 3 ngày rồi tự hết mà không cần điều trị gì.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, rất hiếm gặp các trường hợp nặng như co giật, suy hô hấp, hạ huyết áp, viêm não hay giảm tiểu cầu với tỷ lệ chưa đến 1/triệu liều. Trên thực tế sử dụng khoảng 4 triệu liều vắc xin sởi – rubella do Việt Nam sản xuất từ đầu năm tới nay, chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp phản ứng nghiêm trọng nào. Các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi từ 1-5 tại các huyện nguy cơ cao hãy yên tâm đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi-rubella trong chiến dịch sắp tới diễn ra từ tháng 12/2018 đến hết quý I/2019.

Đinh Công Binh hỏi:
Nhiều người vẫn có quan niệm tiêm vaccine dịch vụ thì an toàn hơn nên ngại cho trẻ đi tiêm các vaccine được miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Quan niệm ấy có nên khuyến khích hay không?
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Vaccine trong chương trình TCMR hay vắc xin dịch vụ trước khi đưa ra sử dụng đều phải được Bộ Y tế cấp phép và kiểm định an toàn về chất lượng, vì vậy không thể nói là vaccine dịch vụ an toàn hơn vắc xin TCMR. Vắc xin trong TCMR thì được Chính phủ cấp kinh phí để mua vaccine sử dụng trong TCMR nên các cháu bé được tiêm chủng miễn phí tại các trạm y tế xã phường trên cả nước.

Các đánh giá độc lập cũng cho thấy các vaccine sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng có chất lượng và hiệu quả phòng bệnh không khác biệt các vaccine dịch vụ.

Cha mẹ có quyền lựa chọn vaccine để tiêm chủng cho con mình. Dù sử dụng vaccine trong chương trình TCMR hay dịch vụ, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và đủ mũi để đảm bảo miễn dịch cơ bản cho trẻ góp phần bảo vệ sức khỏe cho trẻ và cho cả cộng đồng:

-         Tiêm vaccine sởi khi trẻ 9 tháng tuổi

-         Tiêm vaccine sởi-rubella khi trẻ 18 tháng tuổi.

-         Tiêm bổ sung vaccine sởi hoặc sởi-rubella trong các chiến dịch tiêm chủng.

 

 

Lê Việt Hưng, 30 tuổi, Trương Định, Hà Nội hỏi:
Tôi xem trên mạng thấy có những mẹo như cho bé uống lá tía tô trước một hôm đi tiêm phòng thì không sốt có đúng không thưa bác sĩ?
BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Tất cả các trường hợp trẻ khỏe mạnh đến lịch tiêm đều có thể tiêm vaccine phòng bệnh mà không cần bất cứ một biện pháp hỗ trợ gì.

Sau khi tiêm vaccine, có thể có một số trẻ có phản ứng phụ, tuy nhiên, ngành Y tế khuyến cáo các bà mẹ cần thông báo ngay cho cán bộ y tế tại địa điểm tiêm về tình trạng sức khỏe của con mình, để được tư vấn và hỗ trợ.

Không nên sử dụng các loại lá và các loại thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, ngoại trừ các loại thuốc nam có tác dụng hạ sốt.

Nguyễn Hoàng Phương Anh, 22, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội hỏi:
Tôi thấy hiện nay có rất nhiều trẻ em dưới 1 tuổi mắc sởi, mà việc tiêm vaccine chỉ dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Vậy làm cách nào phòng tránh sởi cho trẻ sơ sinh dưới độ tuổi tiêm chủng?
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Để phòng sởi cho những trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng (dưới 9 tháng tuổi), những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần được tiêm 1 mũi vaccine sởi- rubella trước khi có ý định mang thai ít nhất 3 tháng, phòng bệnh sởi- rubella cho mẹ và con. 

Đồng thời, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người có biểu hiện ốm, nghi mắc sởi- rubella; Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ để trẻ không bị suy dinh dưỡng.

Nếu trẻ có biểu hiện nghi mắc sởi, cần đến ngay các cơ sở y tế để khám, điều trị, hạn chế biến chứng; Đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được tiêm chủng khi trẻ đủ 9 tháng tuổi. 

Lưu Thị Huyền Trang, 29 tuổi, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội hỏi:
Con tôi lúc 9 tháng có đi tiêm mũi sởi - quai bị - Rubella, các bác sĩ tiêm dịch vụ bảo nên tiêm luôn mũi 3 trong 1, không nên tiêm sởi đơn. Từ đó đến nay cháu đã 18 tháng nhưng chưa tiêm nhắc lại. Xin bác sĩ cho hỏi nếu tiêm trong chiến dịch này chỉ tiêm sởi - rubella thì làm sao để con tôi có thể được bảo vệ khỏi bệnh quai bị?
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Con anh (chị) mới được tiêm 1 mũi phòng sởi và rubella. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia thì trẻ cần được tiêm ít nhất 2 mũi vaccine sởi đến thời điểm 18 tháng.

Như vậy, con của anh (chị) cần sớm tiêm mũi vaccine sởi, rubella để phòng 2 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi, rubella bổ sung năm 2018 trong tháng 12 là cơ hội để con anh (chị) được tiêm chủng đẩy đủ. Anh (chị) cần đưa trẻ đến các trạm y tế xã phường gần nhà để được tiêm chủng miễn phí.

Đạt G hỏi:
Việc phối hợp giữa nhà trường với Sở Y tế trong chương trình tiêm phòng này có lợi gì cho học sinh?
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trả lời:

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 24

Trẻ sau khi được tiêm phòng tại trường mầm non Chim Non, Hoàn Kiếm

Đối với học sinh, việc tiêm phòng tại trường thường tạo ra được  tâm lý thoải mái nhất, học sinh không còn sợ hãi, căng thẳng khi tiêm chủng. Điều này có được do các học sinh được tiêm trong một môi trưởng thân thiện, có cô, có các bạn, có hoạt động vui chơi hàng ngày rất gần gũi với trẻ.

Bên cạnh đó, đối với phụ huynh, việc tiêm phòng cho trẻ tại trường học thì cha mẹ không mất nhiều thời gian tự đưa trẻ đến các cơ sở tiêm phòng. Hơn nữa, khi trẻ tiêm phòng tại trường học cũng thường hợp tác tốt hơn với nhân viên y tế, không phản ứng mạnh so với việc bố mẹ đưa đi tiêm.

Mặt khác, khi trẻ tiêm phòng tại trường thì phụ huynh sẽ được các cô nhắc nhở lịch tiêm phòng, để hạn chế việc phụ huynh quên thời gian tiêm phòng cho con theo quy định. 

Mai Phương, 35, Hà Nội, nhân viên văn phòng hỏi:
Con tôi năm nay 4,5, cháu đã tiêm đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo, trong đó có sởi - quai bị, rubella. Nhân viên y tế phường có tư vấn tôi tiếp tục tiêm trong đợt chiến dịch này. Xin hỏi tôi có nên cho con tiêm hay không?
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

 

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 25

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đang giao lưu trực tuyến với bạn đọc Báo ANTĐ. Ảnh: Phú Khánh

Con của anh (chị) đã được tiêm đủ các mũi vaccine như khuyến cáo, trong đó có sởi, quai bị, rubella thì cháu đã được tiêm cách đây khoảng 3 năm. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, việc đưa trẻ đi tiêm nhắc lại trong các chiến dịch tiêm chủng bổ sung là cần thiết, giúp trẻ có kháng thể bền vững để phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Việc tiêm nhắc lại vaccine sởi rubella giúp bé phòng chống 2 bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm và việc tiêm vaccine rất an toàn. Anh (chị) cần đưa cháu đến các điểm tiêm chủng gần nhà để được tiêm chủng trong tháng 12 tới đây.

 

Bùi Đức Tuấn, 33 tuổi, Mê Linh, Hà Nội hỏi:
Cháu nhỏ nhà tôi 10 tháng, bị phát ban hôm qua, kèm theo sốt. Tôi lo quá vì mấy hôm vừa rồi cho cháu về quê nên lỡ mũi tiêm sởi tháng trước. Từ lúc sinh ra cháu đã bị nhẹ cân, không biết cháu có bị sởi không? Mong bác sĩ tư vấn cho tôi cho con khám ở đâu và chăm sóc con thế nào. Cảm ơn bác sĩ!
BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Bạn nên cho cháu đi khám tại các cơ sở y tế trên địa bàn để được chẩn đoán và xác định cụ thể bệnh của cháu. 

Chiến dịch tiêm vaccine Sởi đợt này sẽ được kéo dài đến 10-12, vì vậy, nếu như con bạn mà chưa bị mắc Sởi thì có thể đi tiêm khi cháu hết sốt. 

Trần Tuyền hỏi:
Chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi – rubella cho trẻ 1-5 tuổi mà Hà Nội đang triển khai nằm trong chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi - rubella cho trẻ 1-5 tuổi ở các vùng có nguy cơ cao trên toàn quốc. Xin hỏi vì sao phải tổ chức một đợt chiến dịch tiêm bổ sung vaccine lớn như vậy?
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Bệnh sởi và và bệnh Rubella là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền cao trong cộng đồng.

Tỷ lệ tiêm vắc xin MR cho trẻ 18 tháng tuổi các năm gần đây được cải thiện, tuy nhiên trên phạm vi toàn quốc chưa đạt 95%. Đồng thời vẫn còn các huyện/thị vùng nguy cơ cao chỉ đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi, MR dưới 90%. Số trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc một số trẻ đã tiêm chủng nhưng chưa có miễn dịch phòng bệnh tích lũy dần qua các năm. Khi số lượng này đủ lớn, trong điều kiện virus sởi vẫn đang lưu hành ở Việt Nam thì nguy cơ xảy ra dịch là hoàn toàn hiện hữu.

Theo báo cáo giám sát của các địa phương dịch sởi qui mô lớn tái diễn với chu kỳ 3-4 năm một lần và thường xuất hiện ở nhóm trẻ nhỏ. Trong 10 tháng 2018, đã có 1.395 ca sởi tại hơn 40 tỉnh/TP, số mắc tăng 7,3 so với cả năm 2017 và tập trung ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống.

Trước nguy cơ dịch sởi quay trở lại, cần có biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả ngăn ngừa không để bệnh sởi và rubella diễn biến phức tạp và gây dịch trong thời gian tới.

Chính vì vậy, việc triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine phối hợp sởi-rubella cho nhóm trẻ em từ 1-5 tuổi tại các vùng nguy cơ cao ngay từ giữa năm 2018 là rất cần thiết để chủ động phòng ngừa bệnh và các biến chứng do bệnh, bảo vệ sức khỏe trẻ em.

 

Nguyễn Thị Ngân Phương, 35 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội hỏi:
Xin hỏi lãnh đạo Trung tâm Y tế Thanh Trì, trên địa bàn huyện có một số địa bàn tương đối xa. Việc vận chuyển, bảo quản vaccine sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo chất lượng vaccine?
Thạc sĩ Bác sĩ Khuất Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì trả lời:

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 26

Thạc sĩ Bác sĩ Khuất Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì

Các vaccine đều được bảo quản vận chuyển bằng hệ thống dây chuyền lạnh theo quy định, cụ thể là, vaccine được vận chuyển từ trung tâm y tế tới các điểm tiêm chủng trên địa bàn huyện bằng phích vaccine, đảm bảo nhiệt độ từ 2 - 8 độ C.

Lê Văn Mật hỏi:
Trong quá trình tiêm phòng tại trường, ngành y tế đã có những hỗ trợ gì để đảm bảo việc tiêm phòng đúng các bước quy chuẩn?
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trả lời:

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 27

Trẻ được tiêm phòng vaccine tại trường mầm non Chim Non, Hoàn Kiếm

Thứ nhất, Trung tâm y tế của quận phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo quận tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông tới Ban giám hiệu, nhân viên y tế và giáo viên các lớp để hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình tiêm phòng.

Trạm y tế của phường xuống để phối hợp cùng nhà trường chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho buổi tiêm chủng tại trường; phối hợp với nhà trường trong công tác tuyên truyền cho phụ huynh và nhân dân trên địa bàn; đồng thời nhân viên y tế của trạm y tế phường phối hợp cùng nhà trường chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, bố trí sắp xếp điểm tiêm chủng tại trường đảm bảo đúng quy trình như là phòng chờ tiêm, phòng tiếp đón hướng dẫn, phòng khám sáng lọc và tư vấn trước khi tiêm chủng, phòng tiêm chủng, phòng ghi chép, vào sổ theo dõi tiêm chủng, và phòng theo dõi trẻ sau tiêm chủng. 

Trạm y tế cũng hướng dẫn cho giáo viên về việc lấy phiếu khảo sát và tổng hợp danh sách trẻ đủ điều kiện để tiêm phòng. Mỗi buổi tiêm phòng, trạm y tế phường điều động toàn bộ lực lượng y tế trên địa bàn phường, từ cơ sở vật chất tới con người để việc tổ chức tiêm phòng tại nhà trường đảm bảo đúng quy chuẩn. 

Nguyễn Thị Loan, 37 tuổi, Hà Nội hỏi:
Con tôi năm nay 5 tuổi rưỡi, không thuộc đối tượng của Chiến dịch tiêm sởi - rubella lần này nhưng tôi muốn tiêm cho cháu có được không?
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Để phòng chống bệnh sởi và rubella, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine sởi vào lúc 9 tháng tuổi và vaccine sởi, rubella lúc 18 tháng tuổi và tiêm nhắc lại trong các chiến dịch tiêm chủng bổ sung.

Trong chiến dịch tiêm chủng bổ sung tại Hà Nội năm 2018, nhóm trẻ cần thiết được tiêm chủng là từ 1-5 tuổi. Để cháu được tăng cường miễn dịch, phòng chống bệnh sởi và rubella thì anh (chị) có thể đưa cháu đến các điểm tiêm chủng dịch vụ gần nhà để được tiêm nhắc lại.

Cháu có thể sử dụng vaccine phối hợp phòng bệnh sởi, quai bị, rubella để phòng được 3 bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm.

PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:
Gia đình có thể đến các điểm tiêm dịch vụ để được tiêm vaccine có thành phần sởi như vaccine MMR để phòng 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella.
Nguyễn Thị Bích Hồng, 29 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội hỏi:
Chào bác sĩ, tôi thấy gần đây thời sự có đưa tin nhiều về dịch sởi, nhà tôi có 1 cháu chưa đến 9 tháng tuổi hiện đang ở nhà và 1 cháu được gần 3 tuổi đang đi học mẫu giáo. Tôi không nhớ rõ cháu lớn đã tiêm đủ mũi vắc xin sởi hay chưa. Tôi rất lo lắng về nguy cơ mắc bệnh sởi của cháu. Mong bác sĩ tư vấn cho trường hợp nhà tôi. Cảm ơn bác sĩ.
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của chị! Chị lo lắng như vậy là rất đúng. Nếu cháu 3 tuổi mà cháu không nhớ đã tiêm hay chưa thì chị có thể cho cháu đi tiêm bổ sung 1 mũi vaccine sởi- rubella tại trường mầm non cháu đang theo học hoặc đến trạm y tế phường gần nhất để được tiêm chủng. 

Để phòng bệnh cho cháu bé dưới 9 tháng tuổi nên hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ốm. Những người trong gia đình đã đến tuổi tiêm chủng sởi- rubella cũng cần được tiêm chủng để không có nguy cơ mắc bệnh và lây cho cháu. 

Khi cháu đủ 9 tháng tuổi thì đưa ngay cháu đến các cơ sở tiêm chủng để được tiêm phòng bệnh.

Nguyễn Thị Huyền, 34 tuổi, Lạc Long Quân, Hà Nội hỏi:
Chào chương trình. Mình có một bé 10 tuổi và một bé 6 tuổi đều chưa tiêm phòng quai bị, bây giờ tiêm có vấn đề gì không? Cảm ơn chương trình.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 28

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó  Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Bệnh quai bị là bệnh dễ lây qua đường hô hấp, tiếp xúc, dịch tiết. Trẻ chưa có miễn dịch phòng bệnh thì rất dễ mắc bệnh.

Con anh (chị) là 1 bé 6 tuổi và 10 tuổi cần được đi tiêm chủng vaccine phối hợp phòng 3 bệnh truyền nhiễm là sởi, quai bị, rubella (MMR) hoặc vaccine phối hợp sởi, quai bị, rubella, thủy đậu. Anh (chị) có thể đưa trẻ đi tiêm vaccine MMR tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ gần nhà.

Nguyễn Anh Tú, Phạm Văn Đồng, Hà Nội hỏi:
Con tôi đã tiêm mũi sởi đơn lúc 9 tháng tuổi; tiêm nhắc lại bằng mũi sởi-quai bị-rubella (MMR) lúc 18 tháng tuổi. Hiện cháu 20 tháng tuổi, có cần tiêm bổ sung đợt này không? Vì nhân viên y tế phường tư vấn nếu không tiêm mũi sởi nào trong vòng 1 tháng gần đây thì đều thuộc diện phải tiêm bổ sung.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Con của anh (chị) đã được tiêm vaccine phòng sởi 2 mũi theo lịch tiêm chủng, cháu cũng đã được tiêm vaccine phòng bệnh quai bị và rubella.

Cũng như các trẻ em khác, để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho con bạn được tốt hơn thì việc tiêm nhắc lại các mũi vaccine là cần thiết đảm bảo cho trẻ có đủ kháng thể phòng bệnh tốt hơn.

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong các chiến dịch tiêm chủng bổ sung những trẻ sẽ được tiêm chủng với điều kiện mũi tiêm chủng vaccine trước đó là từ 1 tháng trở lên.

Vì vậy anh (chị) nên cho con đi tiêm chủng vaccine sởi rubella trong tháng 12 để con bạn được bảo vệ phòng hai bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:
Tư vấn của cán bộ y tế là đúng. Đối tượng tiêm lần này là toàn bộ trẻ em từ 1-5 tuổi có mốc sinh từ 1-1-2013 đến 30-9-2017, trừ những trẻ mới tiêm vaccinec có thành phần sởi và vaccine thủy đậu trong vòng 1 tháng. 
Đặng Thị Thu Thảo, Lê Trọng Tấn, Hà Nội hỏi:
Chào bác sĩ, tôi thấy gần nhà tôi có cháu được hơn 1 tuổi. Mẹ cháu nói cháu đã tiêm 1 mũi vắc xin sởi theo lịch của Trạm Y tế phường tuy nhiên đợt vừa rồi cháu vẫn mắc sởi. Bác sĩ có thể giải thích giúp có phải vắc xin sởi không có tác dụng với cháu không?
Thạc sĩ Bác sĩ Khuất Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì trả lời:

Mục tiêu của việc tiêm chủng là để phòng bệnh. Tuy nhiên hiệu quả phòng bệnh không bao giờ đạt được 100%. Khả năng phòng bệnh còn phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của từng cơ thể và nguồn truyền nhiễm xung quanh.

Chính vì vậy, sau khi tiêm chủng vẫn cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và thực hiện tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của cán bộ y tế, cụ thể, với phòng bệnh sởi cần nhắc lại mũi thứ hai vào lúc con đủ 18 tháng tuổi và tiêm bổ sung trong các chiến dịch do ngành Y tế tổ chức.

Nguyễn Đức Hùng, 31 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội hỏi:
Chào bác sĩ. Con tôi bị viêm phế quản, hiện mới uống kháng sinh được 3 ngày, còn 4 ngày nữa, tức là đến ngày 4/12 mới hết liệu trình thuốc. Vậy xin hỏi trong thời gian triển khai chiến dịch con tôi có thể tiêm vaccine sởi - Rubella không? Xin cảm ơn!
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 29

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia

Để chủ động phòng chống bệnh sởi, rubella thì việc đưa trẻ đi chủng đẩy đủ 2 mũi vaccine sởi, rubella trong tiêm chủng thường xuyên và việc tiêm nhắc lại trong các đợt tiêm chủng bổ sung là cần thiết.

Nếu con anh (chị) đang bị viêm phế quản và đang điều trị kháng sinh thì sẽ phải tạm hoãn tiêm chủng cho cháu. Sau khi cháu bình phục anh (chị) cần liên hệ với trạm y tế xã phường gần nhà để biết lịch tiêm chủng bổ sung cho các trẻ bị hoãn tiêm trong đợt chiến dịch và sớm đưa cháu đi tiêm chủng để sớm phòng được 2 bệnh sởi, rubella.

Tuyền Ngân, 31, Ha Noi hỏi:
Con tôi hơn 14 tháng, trạm y tế phường hẹn con tôi 2-12 này ra tiên Sởi-quai bị-Rubella, trong khi con tôi đã tiêm phòng mũi Sởi đơn từ lúc 10 tháng? Vậy, thời điểm này con tôi tiêm đã phù hợp chưa, và hiệu quả vaccine đến đâu?
BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Theo kế hoạch của chiến dịch, tất cả trẻ em từ 1-5 tuổi sống trên địa bàn Hà Nội đều cần tiêm bổ sung một mũi vaccine Sởi - Rubela, chỉ trừ những trẻ vừa tiêm mũi vaccine có thành phần Sởi hoặc thủy đậu trong vòng 30 ngày tính đến ngày tổ chức chiến dịch. 

Như vậy, con chị hiện nay 14 tháng và tiêm mũi Sởi lúc 10 tháng, là đối tượng cần tiêm trong đợt này. 

Vaccine Sởi - Rubela là vaccine sử dụng thường xuyên trong chương trình tiêm chủng mở rộng, rất an toàn. Con chị tiêm mũi bổ sung này ngoài tác dụng tăng cường miễn dịch cho phòng bệnh Sởi còn phòng thêm bệnh Rubela.

Đồng Thị Thanh Hương, 32 tuổi, Nguyễn Trãi, Hà Nội hỏi:
Chào bác sĩ, hiện nay bệnh sởi đang rất đáng lo ngại. Mặc dù nhà tôi rất quan tâm đến việc tiêm chủng đầy đủ cho các cháu nhưng đứa bé nhà tôi đợt gần đây hay ốm vặt nên vẫn chưa được tiêm mũi sởi nào. Tôi muốn được bác sĩ tư vấn cách phát hiện sớm và điều trị bệnh sởi. Cảm ơn bác sĩ.
BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Tất cả mọi đối tượng đều có khả năng bị mắc Sởi. Để phòng bệnh Sởi, trẻ cần tiêm mũi 1 từ lúc đủ 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc đủ 18 tháng khi tham gia tiêm chủng mở rộng, và tham gia tiêm chủng chiến dịch theo quy định của ngành Y tế. Những trẻ thể trạng yếu và suy dinh dưỡng càng cần phải tiêm vaccine theo đúng lịch để phòng các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh Sởi nói riêng.

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 30

Bác sĩ CKII Khổng Minh Tuấn, PGĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

Với trẻ thường xuyên bị ốm cần phải đi tiêm chủng ngay sau khi khỏi theo lịch. Tại Hà Nội, các buổi tiêm chủng mở rộng thường xuyên được tổ chức hàng tuần tại trạm y tế.

Khi trẻ bị mắc bệnh Sởi, khởi đầu có thể sốt nhẹ, viêm kết mạc mắt (mắt đỏ, kèm nhèm, ra nhiều dử mắt), chảy nước mũi, húng hăng ho. Sau vài ba ngày có thể phát ban đỏ. Để xác định trẻ có đúng bị mắc Sởi hay không, cần đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh để các bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trần Thị Thủy hỏi:
Trong trường hợp có rất đông học sinh đăng ký, các em có phải chờ lâu để được tiêm phòng hay không?
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trả lời:

Khi tổ chức tiêm phòng tại trường thì nhà trường đã sắp xếp lần lượt học sinh theo các lớp để xuống tiêm. Nên không có tình trạng học sinh quá đông, phải chờ đợi lâu. Nhà trường có sắp xếp phòng chờ tiêm, ở đó trẻ được chơi các trò chơi mà nhà trường đã chuẩn bị sẵn, có thể được nghe cô kể chuyện để trẻ không cảm thấy lo lắng khi đến lượt mình tiêm. 

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 31

Khi trẻ vào tiêm bao giờ cũng có cô giáo đi cùng để chăm sóc trẻ tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhất khi tiêm. Trong khi trẻ tiêm, cô trò chuyện với trẻ. Có nhiều trẻ khi tiêm xong rồi mà không hay biết mình đã được tiêm.

Hiếu Trung, 29 tuổi, Hà Nội hỏi:
Xin hỏi lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì, tôi ở xã Đại Áng, con tôi 2 tuổi nhưng cháu chưa đi học mầm non. Vậy con tôi có thể tiêm ở đâu ạ?
Thạc sĩ Bác sĩ Khuất Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì trả lời:
Các cháu không đi học sẽ được tiêm tại trạm y tế nơi trẻ sinh sống. Cụ thể, như nhà anh, cháu sẽ được mời ra trạm y tế xã Đại Áng để tiêm.
Đào Thị Hằng, 27 tuổi, Định Công, Hoàng Mai hỏi:
Chào bác sĩ, bé nhà em giờ được hơn 12 tháng và hồi tháng 11 cháu có tiêm phòng sởi và hiện tại em có nhu cầu tiêm thêm cả quai bị và rubella thì ko biết là em có thể cho cháu tiêm mũi 3 trong 1 sởi-rubella-quai bị được không ạ? Nhờ anh chị tư vấn cho em với ạ. Em xin cảm ơn.
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 32

Tiêm vaccine 3 trong 1 phòng 3 bệnh sởi- quai bị- rubella là rất tốt vì phòng được 1 lúc cả 3 bệnh. Tuy nhiên, vaccine này không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, gia đình có thể đưa cháu đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để được tiêm.

Gia đình có thể thông báo cho cán bộ y tế phường để được cập nhật vào phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. 

Nguyễn Hưng, 32, Hà Nội, tự do hỏi:
Tôi ở Thanh Trì, được biết tỷ lệ tiêm chủng vaccine Sởi - Rubella nói riêng và các loại vaccine khác của huyện còn thấp. Xin hỏi đại diện TTYT huyện có những biện pháp gì để đảm bảo tỷ lệ tiêm trong chiến dịch lần này, phòng tránh tốt dịch bệnh?
Thạc sĩ Bác sĩ Khuất Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì trả lời:

Trung tâm y tế huyện Thanh Trì sẽ tiếp tục làm hiệu quả công tác tuyên truyền, trong đó phối hợp nhiều kênh như: hệ thống đài truyền thanh huyện, xã, ngành giáo dục đào tạo nói chuyện trực tiếp với các bà mẹ, hộ gia đình... để mọi người hiểu và tự giác đưa con đi tiêm chủng. 

Hai là, tập trung bố trí thuận lợi nhất, đầy đủ nhất các điều kiện nhằm đảm bảo các điểm tiêm an toàn tại các trường học cũng như các trạm y tế.

Ba là, trực tiếp đôn đốc, hướng dẫn các trạm y tế có tỉ lệ thấp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp đạt tỉ lệ cao nhất.

 

Trần Thị Bạch Tuyết hỏi:
Xin hỏi: Việc tiêm phòng cho trẻ ở tuổi mầm non đã được gia đình ý thức đầy đủ hay chưa? Nhà trường có biện pháp gì để tăng cường nhận thức cho phụ huynh các em?
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trả lời:

Đa phần phụ huynh đã có ý thức đầy đủ về việc tiêm phòng cho trẻ để phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít phụ huynh coi việc tiêm chủng đại trà thì chất lượng thuốc sẽ không đảm bảo, sẽ có những biến chứng xảy ra sau tiêm.

Nhà trường đã chủ động trong công tác tuyên truyền tới 100% phụ huynh trong trường để thấy được lợi ích của việc tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. 

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 33

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng trường mầm non Chim non, Hoàn Kiếm

Trong công tác tuyên truyền, nhà trường luôn phổ biến cho các phụ huynh hiểu đầy đủ về những biến chứng nguy hiểm khi trẻ mắc dịch bệnh nếu không được tiêm chủng đầy đủ. Các nội dung tuyên truyền đều được đưa vào các buổi họp phụ huynh, đưa thông tin lên trang web của trường, và công khai tại các bản tin của trường, của lớp. Trong nhà trường, mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên tích cực trong việc phổ biến vận động phụ huynh trong việc thực hiện đưa trẻ đi tiêm phòng đúng quy định.

Ngoài việc tuyên truyền, nhà trường cũng trao đổi, giải thích để phụ huynh hiểu được công tác tiêm chủng tại trường đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, từ khâu chuẩn bị vaccine sao cho đảm bảo đến người tiêm, đến việc xử lý sau tiêm. 

 

 

Trần Minh Thu, 33 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội hỏi:
Chào bác sĩ, cháu nhà tôi hiện được hơn 9 tháng tuổi, tôi thấy trạm y tế phường gọi đi tiêm vaccine sởi, tuy nhiên tôi muốn đợi đến khi cháu đủ 12 tháng tuổi để tiêm phòng cả sởi – quai bị – rubella. Nếu con tôi tiêm như vậy thì có ảnh hưởng gì không?
BSCKII. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Cán bộ y tế phường gọi chị đưa con ra tiêm phòng sởi khi con đủ 9 tháng tuổi là đúng. Lý do: Theo Bộ Y tế quy định, trẻ đủ 9 tháng tuổi cần tiêm vaccine mũi 1 phòng bệnh sởi ngay.

Lịch tiêm này phù hợp với tình hình dịch bệnh sởi tại VN. Nếu chị đợi trẻ đủ 12 tháng để tiêm vaccine phòng bệnh sởi - rubela - quai bị thì e rằng trẻ sẽ mắc bệnh sởi trong thời gian chờ tiêm mũi này. Sau tiêm mũi này, đến khi con chị đủ 12 tháng tuổi, cháu vẫn có thể tiêm mũi tam liên phòng bệnh sởi - quai bị - rubela trên.

Nguyễn Hồng Linh, 30 tuổi , KĐT Mỹ Đình 2 - Nam Từ Liêm - HN , Kế Toán hỏi:
Chào các bác sỹ !!!
Bé nhà em 34 tháng , đã tiêm 2 mũi sởi - rubelle - quai bị MMRII lúc 9 tháng và 15 tháng . Vậy bé nhà em có cần tiêm bổ sung nữa không ah ? Nếu phải tiêm thì bác sỹ cho hỏi vaccine con e đã tiêm là sởi - rabella - quai bị , còn vaccine lần này chỉ có sởi - rubella , như vậy có ảnh hưởng gì không ah ?
Em cám ơn các bác sỹ
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:

Con của anh (chị) đã được tiêm 2 mũi vaccine sởi và đã được tiêm vaccine phòng quai bị, rubella trước đây 19 tháng. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, việc đưa trẻ đi tiêm nhắc lại trong các chiến dịch tiêm chủng bổ sung là cần thiết, giúp trẻ có kháng thể bền vững để phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Việc tiêm nhắc lại vaccine sởi rubella giúp bé phòng chống 2 bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm và việc tiêm vaccine rất an toàn. Anh (chị) cần đưa cháu đến các điểm tiêm chủng tại quận Nam Từ Liêm để được tiêm chủng trong tháng 12 tới đây.

Khánh An, Nam Từ Liêm- Hà Nội hỏi:
Con tôi bị mất sổ tiêm phòng. Khi đưa cháu ra Trung tâm y tế dự phòng cơ sở 3 (bệnh viện Đa khoa Hà Đông) để được tiêm phòng tiếp thì không được tiêm, cũng không được xin lại danh sách các mũi đã tiêm. Từ sơ sinh cháu đều tiêm phòng tại đây và có lưu trữ hồ sơ. Xin hỏi bà (ông)... làm thế nào để cháu tiếp tục được tiêm phòng các mũi còn lại?
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Gia đình nhớ được những thông tin gì liên quan đến việc tiêm phòng của con thì cung cấp cho cán bộ y tế. Ví dụ nếu không nhớ được ngày thì nhớ tháng và năm tiêm, loại vaccine gì... để cán bộ y tế có cơ sở xem xét những loại vaccine nào có thể đã được tiêm. 

Nếu tại cơ sở tiêm (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) mà không cung cấp được những thông tin thì mời gia đình đến phòng tiêm chủng tại 70 Nguyễn Chí Thanh của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội để được hỗ trợ.

Nguyễn Minh Huyền, 31 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội hỏi:
Từ ngày 26-11 đến 11-12-2018, Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi – rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi trên địa bàn. Xin cho biết công tác tổ chức được thực hiện như thế nào? Nguồn kinh phí tổ chức từ đâu?
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trả lời:

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác phòng chống bệnh sởi, UBND TP Hà Nội có kế hoạch tổ chức tiêm bổ sung vaccine Sởi- Rubella cho toàn bộ trẻ em từ 1-5 tuổi trên địa bàn toàn thành phố.

Chiến dịch được triển khai tại 584 xã, phường của 30 quận, huyện, bắt đầu từ 26-11 và đến ngày 20-12 với mục tiêu là ít nhất 95% số trẻ em từ 1-5 tuổi được tiêm bổ sung 1 mũi vaccine kép để phòng 2 bệnh là Sởi- Rubella.

Kinh phí của Trung ương hỗ trợ triển khai tiêm tại 12 quận nội thành. Kinh phí thành phố triển khai tại 18 huyện còn lại để bao phủ toàn bộ số trẻ em 1-5 tuổi trên địa bàn toàn thành phố. 

Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 đến 5 tuổi" ảnh 34

Lê Thanh Lương hỏi:

Trường học có biện pháp chăm sóc trẻ sau tiêm phòng như thế nào?

Trong trường hợp trẻ có phản ứng bất thường sau khi tiêm, trường học sẽ xử trí như thế nào?

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trả lời:

Trong quá trình trẻ tiêm phòng tại trường, trường có sắp  xếp phòng chăm sóc trẻ sau tiêm. Tại đây, có đầy đủ trang thiết bị, hộp chống sốc, bóp bóng, bình ô xy.... để xử lý khi trẻ có hiện tượng phản ứng với vaccine tiêm chủng. Đồng thời, có nhân viên y tế của trạm y tế phường trên địa bàn vào sổ theo dõi và chăm  sóc sức khỏe trẻ sau tiêm. Các trẻ sau khi tiêm phòng đều được theo dõi chặt chẽ, đúng thời gian theo quy định, là 30 phút sau khi tiêm phòng.

Trong trường hợp có trẻ phản ứng bất thường sau khi tiêm phòng, nhà trường sẽ phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế của trạm y tế phường để sơ cứu tại chỗ, trường hợp trẻ phản ứng mạnh, có chiều hướng nguy hiểm sẽ phối hợp với đội cấp cứu lưu động của Trung tâm y tế quận đưa  trẻ đến bệnh viện gần nhất. Sau đó, trường sẽ báo cáo với Phòng y tế và Phòng giáo dục và đào tạo của quận.