Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018

ANTD.VN - Mưa bão gây úng ngập và chập điện, đổ cây là nỗi ám ảnh của người dân mỗi khi mùa mưa bão đến. Những ngày đầu hè 2018, một số trận mưa lớn đã gây úng ngập cục bộ tại nhiều địa điểm, gây khó khăn cho người dân trong việc tham gia giao thông và các hoạt động khác trong cuộc sống. Nhằm chia sẻ những thông tin mới nhất trong việc đảm bảo an toàn, chống úng ngập, giảm thiểu thiệt hại khi có mưa bão, Báo ANTĐ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão 2018".

Mỗi khi vào mùa mưa bão, Hà Nội lại phải đối phó với tình trạng ngập lụt ở những khu vực thấp truyền thống. Trong năm 2017, nhiều tuyến đường trọng điểm cũng bị ngập nước, đầu hè năm 2018, một số trận mưa lớn cũng đã gây ra úng ngập cục bộ và ảnh hưởng đến cuộc sống, việc tham gia giao thông của người dân.

Ông Chu Quốc Dũng, Phó Tổng biên tập Báo ANTĐ chào mừng các khách mời giao lưu

Việc áp dụng công nghệ mới trong các lĩnh vực thoát nước đô thị, giao thông… được kỳ vọng sẽ mang tới nhiều chuyển biến, giúp người dân phản ứng chủ động, tích cực hơn khi vào mùa mưa bão.

Báo An ninh Thủ đô tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề “An toàn Mùa mưa bão ở Hà Nội” từ 8 giờ 30 phút tới 11 giờ, thứ Sáu ngày 25-5-2018.

 Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội áp dụng nhiều công nghệ mới trong thời gian qua

Tham dự cuộc giao lưu trực tuyến có: Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt, Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội).

Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CATP Hà Nội)

  Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội)

Trọng tâm của buổi giao lưu trực tuyến an toàn, chống úng ngập mùa mưa bão ở Hà Nội năm 2018 là cung cấp thông tin về những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực thoát nước, tư vấn, hướng dẫn cho người dân tránh những nguy cơ tai nạn có thể gặp trên đường khi tham gia giao thông trong thời tiết mưa bão, ngập lụt, cũng như tránh những rủi rokhi có mưa bão, úng ngập.

Ngập lụt trong mùa mưa bão là vấn đề khiến nhiều cơ quan chức năng đau đầu giải quyết

Kính mời độc giả gửi các câu hỏi băn khoăn, cần giải đáp của mình liên quan tới mùa mưa bão về email antdonline@anninhthudo.vn, hoặc gửi qua phần Bình luận dưới bài viết này.

Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão 2018

Trong quá trình buổi giao lưu diễn ra, các câu hỏi của bạn đọc tiếp tục được cập nhật để các vị khách mời giải đáp.

Danh sách khách mời

Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội:

Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội:

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CATP Hà Nội):

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CATP Hà Nội):

Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội):

Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội):

Lê Nữ Trang hỏi:
Gia đình tôi có con em có nguyện vọng thi tuyển vào để làm việc tại Công ty Thoát nước. Xin hỏi các quy định thi tuyển như thế nào, và chế độ, chính sách đãi ngộ của công ty?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

 

Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và khả năng sử dụng lao động của các đơn vị trực thuộc Công ty; Tổng Giám đốc Công ty thông báo công khai bằng văn bản số lượng, chức danh, tiêu chuẩn và dự kiến phân bổ chỉ tiêu, tuyển dụng, đào tạo. Trong đó ưu tiên con cán bộ CNCNV trong Công ty; Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần có thêm lao động để ổn định đời sống gia đình; Con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với Cách mạng; Thân nhân người lao động có thâm niên lâu năm tại Công ty.

            Đối tượng tham gia dự tuyển phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

            - Tình trạng sức khỏe phù hợp với công việc được giao;

            - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc;

            - Có năng lực phù hợp với công việc được tiếp nhận, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty.

            Người lao động được tuyển vào Công ty phải học, hiểu và tự nguyện chấp hành Nội quy, quy chế của Công ty chấp hành và tuân thủ sự điều động của tổ chức và thực hiện theo cam kết cá nhận trong hồ sơ tuyển dụng. Người lao động được tuyển vào Công ty được hưởng mọi quyền lợi theo HĐLĐ đã ký kết và các quy định khác tại "Thỏa ước lao động tập thể".

 

Nguyễn Thị Minh Hương hỏi:
Trước mỗi mùa mưa bão, lực lượng CSGT đường thủy lên kế hoạch thế nào để tránh những hậu quả đáng tiếc về người và của có thể xảy ra?
Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội): trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 13

- Hàng năm, đơn vị chủ động nắm bắt tình hình, xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương trên dọc tuyến rà soát số hộ dân sinh sống trên mặt nước cũng như ven bờ, tổ chức tuyên truyền chấp hành luật giao thông đường thủy, Nghị đinh 132 của Chính phủ. Đồng thời đưa ra các biện pháp di dời, ứng phó với các tình huống đột xuất xảy ra khi mùa mưa bão. 

- Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, quản lý bến khách, cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm, không cho phương tiện xuất bến khi không đảm bảo an toàn. 

- Cảnh sát đường thủy phối hợp với các đơn vị tổ chức tuyên truyền, trao tặng áo phao cho các phương tiện chở khách nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách khi tham gia giao thông. 

- Bên canh đó, cảnh sát đường thủy thường xuyên xây dựng phương án tổ chức cứu hộ cứu nạn khi có các tình huống đột xuất xảy ra. 

Nguyễn Tuấn Anh hỏi:
Trong thời gian qua, Công ty Thoát nước Hà Nội đã có những biện pháp nào để cải thiện tình trạng ngập lụt trên địa bàn thành phố?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn!

Trước hết, để cải thiện tình trạng úng ngập trên địa bàn TP Hà Nội, ngay từ đầu năm Công ty đã tập trung thực hiện các công tác duy trì, bảo dưỡng... đảm bảo hệ thống thoát nước hiện có được vận hành an toàn, thông suốt... đảm bảo khai thác tối đa công suất hiện có.

Để tăng hiệu quả, Công ty Thoát nước Hà Nội đã từng bước áp dụng các giải pháp công nghệ vào công tác quản lý và sản xuất nhằm tăng, năng suất và chất lượng công việc. Cụ thể:

1. Xây dựng và hoàn thiện Trung tâm Giám sát Thoát nước:

Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội được hình thành từ cuối năm 2016. Với mục tiêu tin học hóa công tác quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, phù hợp với thực tế quản lý vận hành cũng như tình hình phát triển mở rộng phạm vi của hệ thống thoát nước Thủ đô Hà Nội.

Chức năng chính của Trung tâm là dự báo, giám sát diễn biến mưa, lượng mưa, mực nước, giám sát tình hình hoạt động của các trạm bơm, đập điều tiết trên hệ thống thoát nước. Phạm vi giám sát đã được phủ kín trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội với 41 trạm đo mưa, 30 trạm đo mực nước tự động; hệ thống giám sát vận hành Trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Camera giám sát 16 điểm úng ngập và các trạm bơm…, đảm bảo giám sát thường xuyên, liên tục 24/7 theo thời gian thực, chủ động trong việc điều hành giải quyết thoát nước khi mưa.

Các thông số của Trung tâm đã được liên kết với cổng thông tin điện tử của Thành phố Hà Nội tại địa chỉ http://hanoi.gov.vn hoặc tại địa chỉ http://thoatnuochanoi.vn của Công ty để người dân có thể truy cập, nắm bắt tính tình diễn biến các trận mưa, điểm úng ngập trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, từ năm 2018, người dân có thể theo dõi trực tiếp tình hình úng ngập, lượng mưa, qua phần mềm miễn phí HSDC Maps. Trên điện thoại thông minh, khi sử dụng phần mềm này, người dân có thể nắm được các vị trí úng ngập, gợi ý đường đi và các hình ảnh trực tiếp tại các vị trí úng ngập. Người dân chỉ cần click vào điểm úng ngập cần tra cứu, phần mềm sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và hình ảnh trực tiếp.

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 14

Hình ảnh trên phần mềm miễn phí cảnh báo úng ngập HSDC Maps

Người dân cũng có thể cập nhật các thông tin về úng ngập và tương tác với phần mềm để công ty Thoát nước Hà Nội kiểm tra, giải quyết.

2. Cải tiến các cửa điều tiết A, B, C của kênh bao Yên Sở: Giúp đưa nước từ hệ thống về trạm bơm nhanh hơn. Qua theo dõi, sau khi mưa khoảng 2 giờ, mực nước trên hệ thống mới về đến trạm bơm Yên Sở. Do đó, Công ty đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp cải tạo các cửa điều tiết nói trên nhằm đưa nước về trạm bơm sớm hơn. Qua theo dõi trận mưa ngày 12 và 13/5, sau khi mưa khoảng 1 giờ, nước trên hệ thống đã về đến trạm bơm Yên Sở, đủ điều kiện vận hành bơm để tiêu thoát nước cho thành phố.

3. Cơ giới hóa:

Công ty đã từng bước đầu tư và áp dụng các trang thiết bị cơ giới vào sản xuất, thay thế cho hình thức sản xuất thủ công. Từ năm 2017, Công ty đã thực hiện công tác nạo vét bằng cơ giới với hệ thống thoát nước phía trong đường Vành đai 3 với các tuyến đủ điều kiện. Trong năm 2018, Công ty dự kiến tăng khối lượng nạo vét bằng dây chuyền cơ giới từ 20-30% so với năm 2017.

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 15

Ngoài công tác duy tu duy trì, Công ty còn xây dựng kế hoạch ứng trực bằng phương tiện cơ giới cụ thể, chi tiết cho từng vị trí, từng khu vực. Triển khai ứng trực kịp thời, đúng kế hoạch với đầy đủ phương tiện, thiết bị, công cụ dụng cụ, nhân lực (với 108 xe hút, téc, phản lực; 23 máy phát điện 5 - 30KVA; 2 xe bơm di động 1.800 m3/h; 09 máy bơm chìm 100 - 150m3/h; 12 tổ máy bơm di động 200 - 300m3/h và hơn 140 ô tô chuyên dùng, máy xúc, xe tải cẩu...). 

Phối hợp với các chuyên gia, đơn vị trong và ngoài để từng bước nghiên cứu phương án xử lý, tái chế bùn thải thoát nước, các thiết bị tách dầu mỡ trước khi xả vào hệ thống nước của thành phố...

4. Sử dụng công nghệ, vật liệu mới để giải quyết úng ngập: Công ty đã nghiên cứu và đề xuất phương án xây dựng hồ điều tiết ngầm sử dụng vật liệu Crosswave tại trước cửa chợ Hàng Da để giải quyết úng ngập tại khu vực Đường Thành, Bát Đàn, Nhà Hỏa và được UBND Thành phố chấp thuận. Hiện hồ sơ đang trình các cơ quan chức năng để được thẩm tra thẩm định.

Trâm Huyền hỏi:
Em hơi béo, nặng 95kg, là nữ. Đợt em đi ăn ở nhà hàng nổi ngoài sông Hồng, em hỏi họ là nếu có tình trạng sập thuyền thì làm sao, họ nói có áo phao. Nhưng em trông áo phao rất lèo tèo, và nặng như em thì chắc ko nổi lên dc. CSGT đường thủy có xử lý lỗi này ko, làm sao biết nhà hàng nổi nào có áo phao cho người béo như em?
Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội): trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 16

Đối với áo phao khi được sản xuất đã được nghiêm cứu và ứng dụng vào thực tế. Bởi vậy, quy chuẩn áo pháo phù hợp cho tất cả mọi người, kể cả những người có trọng lượng vượt chuẩn. Vì vậy, nếu không may có sự cố sập thuyền mà bạn đã mặc áo phao đúng quy trình thì nên an tâm.

Tuy nhiên có một thức tế là du khách lên các phương tiện thủy thường có thói quen không mặc áo phao, phần vì ngại, phần vì bất tiện và không lường trước được tính chất, mức độ nguy hiểm trên lĩnh vực đường thủy. Do đó, các vụ tai nạn này xảy ra thường có tính chất rất nghiêm trọng, có thiệt hại về người.  Trong trường hợp không mặc áo phao, ngoài chủ tàu bị xử lý thì chính hành khách cũng bị cũng bị phạt vì đã vi phạm các quy định an tòan đường thủy.

hi hi hỏi:
Khi đi trên đường, tôi thấy ở một số đoạn đường, nắp cống lại in tên riêng của khu đô thị ở đó. Như là khu Hapulico, nắp cống thoát nước đều in chữ của khu đô thị này. Xin hỏi, hệ thống thoát nước ở đó có phải hệ thống riêng, hay vẫn là của Thoát nước Hà Nội?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Hiện nay, có một số dự án, các cấu kiện thoát nước được Chủ đầu tư đặt thiết kế riêng để phù hợp với các yêu cầu của dự án. Những dự án này sau khi được đầu tư xây dựng sẽ bàn giao về Thành phố quản lý theo phân cấp tại Quyết định 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hiện trên địa bàn các quận chỉ có khu Hapulico ở quận Thanh Xuân không nằm trong danh mục Thành phố quản lý, hiện hệ thống thoát nước trong khu đô thị Hapulico là do khu tự quản lý duy tu, duy trì đảm bảo công tác thoát nước

Đào văn Trưởng hỏi:
Trải qua cơn mưa lớn đầu mùa, nhiều tuyến phố ở Hà Nội vẫn bị ngập. Xin hỏi nguyên nhân?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Năm 2018 trên địa bàn Thành phố diễn ra trận mưa vào ngày 12 và rạng sáng ngày 13-5-2018. Đây là trận mưa trên diện rộng với cường độ lớn trong thời gian ngắn đã vượt quá khả năng thoát nước của hệ thống (70mm/2h), lượng mưa đo được tại quận Hoàn Kiếm 70mm, Bà Đình 69,5mm, Tây Hồ 69mm, Đống Đa 91mm, Hai Bà Trưng 76,7mm, Thanh Xuân 138,6mm, Cầu Giấy 111,4mm, Bắc Từ Liêm 106,3mm, Nam Từ Liêm 65,4mm, Hà Đông 138,9mm, Hoàng Mai 36,3mm.

Thời gian mưa tập trung từ 20h00’ đến 21h00’ ngày 12-5-2018. Với diễn biến mưa như vậy, việc úng ngập cục bộ là bất khả kháng. Trong khi mưa xuất hiện nhiều điểm úng ngập nhưng nước rút nhanh, sau 2h cơ bản nước đã rút hết, không còn tình trạng úng ngập.

Sau khi mưa, Công ty tiếp tục vận hành các trạm bơm đầu mối như Yên Sở, Đồng Bông I, Đồng Bông II, Cổ Nhuế, Linh Đàm… để hạ mực nước trên hệ thống, bố trí lực lượng tua rác tại các ga thu, tổ chức rút kinh nghiệm sẵn sàng đón trận mưa tiếp theo.

Toàn Chất hỏi:
Tôi hay nghe đồn đoán việc có dấu hiệu bảo kê cho tàu thuyền ko đủ điều kiện hoạt động trên sông Hồng. Tôi chứng kiến những thuyền bè trông rất sập xệ mà vẫn chạy, xả khói đen xì. Xin hỏi đồn đoán này có cơ sở ko?
Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội): trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 17

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ trong công tác tuần tra kiểm soát, khi phát hiện các phương tiện vi phạm về giao thông thì đều được xử lý nghiêm theo đúng quy định. Vì vậy cán bộ tham gia công tác xử lý vi phạm luôn phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình công tác và pháp luật. 

Với những phương tiện đủ giấy tờ và còn thời hạn hoạt động thì vẫn được lưu hành, còn với những phương tiện không đủ điều kiện, chúng tôi kiên quyết đình chỉ hoạt động nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. 

Lê Nam Thắng hỏi:
Hồi đầu năm nay, Paris, thủ đô nước Pháp còn ngập trong biển nước nên tôi nghĩ việc Hà Nội thỉnh thoảng bị ngập cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Liệu có tình huống nào xảy ra khiến Hà Nội cũng bị ngập nặng như Paris hay không? Nếu có thì có giải quyết được không?

Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Do biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình thời tiết diễn biến ngày càng cực đoan, gây nhiều thiệt hại, sự cố như úng ngập, hạn hán trên toàn cầu.

Thủ đô Paris, Pháp bị ngập do mực nước sông Seine dâng cao làm ngập diện rộng. Đây cũng do ảnh hưởng của đợt mưa bão lớn trên diện rộng. Mực nước dâng cao đã vượt quá công suất tính toán của hệ thống thoát nước thành phố Paris, cũng như khả năng tiêu thoát của sông Seine.

Với Thủ đô Hà Nội, khu vực nội thành mới chỉ có lưu vực sông Tô Lịch 77,5km2 đã được cải tạo hoàn chỉnh theo dự án thoát nước Hà Nội và có khả năng chịu được trận mưa 310mm/2 ngày. Với các trận mưa có vũ lượng lớn hơn hoặc lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn có thể gây ra một số điểm úng ngập. Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 18

Hệ thống camera giám sát trực tuyến các điểm úng ngập 

Nguyễn Tuyết Hương hỏi:
CSGT đường thủy bắt buộc phải có những kỹ năng gì ạ? Như biết lái canô, biết bơi, lái tàu...???
Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội): trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 19

- Cảnh sát giao thông Đường thủy điểm đầu tiên là phải được đào tạo chính quy qua trường nghiệp vụ. 

- Khi tham gia công tác tuần tra kiểm soát, cứu hộ cứu nạn, đòi hỏi 100% CBCS phải biết bơi, có chứng chỉ lái xuồng máy, tàu tuần tra.

- Được tập huấn lớp nghiệp vụ theo chuyên đề, chức năng nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát đường thủy. 

Lý Huỳnh hỏi:
Ở khu nhà tôi, tôi chứng kiến rất nhiều ô tô ngang nhiên lao lên trên nắp cống thoát nước để đỗ, khiến nắp cống chỉ được một thời gian là bị vỡ, gẫy. Xin hỏi: Trong trường hợp đó, tôi có thể báo cho đầu mối nào của công ty thoát nước để cung cấp bằng chứng và xử phạt?
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CATP Hà Nội): trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 20

Hành vi đỗ xe trên vỉa hè, trên miệng cống thoát nước đều là hành vi vi phạm giao thông. Có rất nhiều lực lượng có chức năng xử lý hành vi vi phạm đó. Bạn có thể trình báo lực Công an phường, Cảnh sát trật tự, CSGT nơi gần nhất hoặc lực lượng thanh tra giao thông. Hoặc thông qua đường dây nóng của các đơn vị nêu trên để được giải quyết kịp thời.

Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Rất cảm ơn sự quan tâm của bạn đối với hệ thống thoát nước và đảm bảo an toàn giao thông của thành phố.

Trường hợp phương tiện giao thông dừng, đỗ sai quy định, gây hư hỏng cấu kiện thoát nước, đề nghị người dân khi phát hiện báo ngay cho cơ quan chức năng sở tại để có biện pháp xử lý theo quy định.

Hoặc thông báo cho Công ty Thoát nước Hà Nội theo số điện thoại: 0243.974.62.25, 0243.976.22.45 để Công ty thực hiện sửa chữa, thay thế đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện di chuyển.

Rất mong nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía người dân.

Anh Quân hỏi:
Hà Nội hiện đang có bao nhiêu điểm lụt lội khi mưa lớn, đề nghị công bố bản đồ ngập lụt để dân biết đường tránh khi mưa bão?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Sau quyết định 41/2016/QĐ-UBND trong khu vực các quận, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội được giao thêm nhiệm vụ quản lý duy tu, duy trì hệ thống thoát nước thêm 2 quận là Long Biên và Hà Đông cùng với toàn bộ hệ thống thoát nước ngõ ngách trong phạm vi địa bàn giao quản lý. Với các trận mưa nhỏ hơn 50mm/2h, cơ bản trên địa bàn chỉ tồn tại một số điểm ứ đọng nước khi mưa do đường trũng, không có điểm úng ngập. Với các trận mưa có lượng mưa từ 50mm/2h ÷ 100mm/2h, trên địa bàn quản lý năm 2017 đối với hệ thống thoát nước trên đường phố tồn tại 18 điểm úng ngập cố hữu (trong đó: 13 điểm thuộc địa bàn giao Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thực hiện quản lý, duy tu từ trước 2016).

13 điểm đó là: Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, ngã năm  Đường Thành - Bát Đàn nhà Hỏa, Cao Bá Quát, Đội Cấn, Ngã ba La pho - Thụy Khuê, Minh Khai – chân cầu Vĩnh Tuy, Đường Giải Phóng - đoạn trước cửa bến xe phía Nam, Nguyễn Chính, Thanh Đàm, Nguyễn Khuyến, Trường Chinh, Hoa Bằng, Phạm Văn Đồng) và phát sinh 5 điểm trên địa bàn mới tiếp nhận sau quyết định 41/2016/QĐ-UBND gồm: trên địa bàn quận Hà Đông 2 điểm (Ngã ba Phan Đình Giót - Quang Trung, đường Yên Nghĩa - Bến xe Yên Nghĩa); quận Long Biên: 3 điểm (Ngọc Lâm, Hoàng Như Tiếp, Cổ Linh) và 157 điểm úng ngập trong các ngõ ngách, khu dân cư, khu đô thị, các khu vực mới tiếp nhận….

Đồng thời, với diễn biến khí hậu ngày càng cực đoan, các cực trị mưa xuất hiện thường xuyên liên tục cả về giá trị và tần xuất nên trong khi mưa lớn, trên địa bàn xuất hiện thêm một số khu vực nước tiêu thoát chậm, gây ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt của người dân.

Thực hiện chủ trương tin học hóa của Thành phố, hiện Công ty đã chủ động số hóa GIS hệ thống thoát nước khu vực nội thành; hoàn thành việc đo đạc, khảo sát, khôi phục hồ sơ hệ thống thoát nước các thị trấn, quốc lộ, tỉnh lộ do thành phố quản lý. Công ty cũng đã lắp đặt các trạm đo mưa, đo mực nước tự động trên địa bàn toàn thành phố để theo dõi, điều hành theo thời gian thực tại Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước (với 41 trạm đo mưa, 29 điểm đo mực nước…)

Được phép của UBND thành phố, Công ty đã cấp các thông tin trực tuyến về lượng mưa, điểm úng ngập ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông trên địa bàn các quận tại cổng thông tin điện tử của Thành phố. Mọi người dân đều có thể dễ dàng cập nhật tra cứu và sử dụng khi di chuyển khi mưa, bão. 

Mặt Cười hỏi:
Tại khu vực Thanh Trì có hiện tượng kẻ nghiện lấy trộm nắp cống thoát nước đi bán đồng nát, gây nguy hiểm cho người dân và trẻ em khi di chuyển lúc tối trời. Xin hỏi công ty có biện pháp gì để chống mất trộm nắp cống thoát nước không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Cảm ơn bạn đã có câu hỏi rất quan tâm tới công tác bảo vệ hệ thống thoát nước và đảm bảo an toàn giao thông. Tôi xin trả lời bạn như sau:

Với hệ thống thoát nước do Công ty Thoát nước Hà Nội quản lý, các sự cố mất vỡ đan ga sẽ được phát hiện, có biện pháp cảnh báo kịp thời và tổ chức thay thế trong vòng 24h.

Với tình trạng trộm cắp ga gang, Công ty Thoát nước Hà Nội thường xuyên có lực lượng quản lý hệ thống để kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, đồng thời đưa vào áp dụng các chủng loại vật tư mới như composit, các loại ga có khóa...

Chúng tôi cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền và công an các địa phương để tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm trộm cắp nắp đan ga. Những hành vi trộm cắp, phá hoại này hết sức nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông.

Chúng tôi cũng mong người dân giúp đỡ, phát hiện và tố giác kịp thời với cơ quan chức năng các hành vi trộm cắp, phá hoại hệ thống thoát nước.

Với câu hỏi của bạn, "khu vực huyện Thanh Trì" do không rõ địa chỉ cụ thể nên không biết có nằm trong phạm vi quản lý của Công ty hay không. Bạn vui lòng cung cấp địa chỉ cụ thể qua đường dây nóng 0243.974.62.25, 0243.976.22.45 của Công ty. Chúng tôi sẽ tiếp nhận và xử lý theo đúng thẩm quyền, quy định.

Xin cảm ơn!

 

Đào Dự hỏi:
Tôi thấy nhiều anh CSGT rất vui tính, tốt bụng, đẩy xe khi ngập nước, đứng giữa nắng phân luồng... Họ có chế độ thưởng gì xứng đáng ko? Để phân biệt với những anh ko dc như thế?
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CATP Hà Nội): trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 21

-Lực lượng Công an hưởng lương theo quân hàm. CSGT chúng tôi khi làm việc ngoài hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công thì giúp dân những việc trong khả năng, có ý nghĩa là đem lại niềm vui, đặc biệt là sự ghi nhận của người dân khiến chúng tôi có thêm động lực làm việc, chứ không vì nguồn lợi vật chất nào khác.

-Tuy nhiên, những cá nhân làm tốt công tác, đồng thời làm được nhiều việc tốt giúp dân thì sẽ được Ban chỉ huy ghi nhận và đánh giá cao.

Trần Thái Vũ hỏi:
Cộng đồng có thể tham gia như thế nào vào việc giảm úng ngập nước khi có mưa lớn hay không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Công tác thoát nước nói riêng cũng như công tác đảm bảo cơ sở hạ tầng nói chung đều rât cần sự chung tay đóng góp của cộng đồng. Cụ thể như: Tham gia vào công tác đầu tư dưới mọi hình thức, đảm bảo quy hoạch, theo quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, như là cải tạo các hồ, các trạm bơm đầu mối, các trục thoát nước gắn với phát triển đường giao thông... đảm bảo quy hoạch hạ tầng đồng bộ, đi trước một bưới với phát triển đô thị.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thường xuyên, liên tục đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công ty bền bỉ phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng thanh kiểm tra tổ chức tuyên truyền, đề nghị các tổ chức, nhân dân nâng cao ý thức đô thị, đổ rác đúng chỗ, đúng nơi quy định. Phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng thường xuyên kiểm tra phát hiện, xử lý các trường hợp lấn chiếm hệ thống thoát nước. Đề nghị cộng đồng mọi tổ chức nâng cao ý thức đô thị không lấn chiếm san lấp, vứt rác xuống sông, mương, hồ phục vụ thoát nước. Không để bùn đất, phế thải xây dựng rơi vãi ra đường. Không đậy các tấm chắn lên các miệng ghi thu... Chính những hành động nhỏ này sẽ giúp góp phần cải thiện tình hình thoát nước đô thị.

Ngoài ra, các chủ đầu tư khi xây dựng các dự án, các khu đô thị tăng cường mật độ cây xanh, thảm cỏ, xây dựng các hồ điều hòa… cộng đồng cùng giảm tình trạng bê tông hóa bằng các chậu hoa, cây cảnh, các mái nhà “xanh”… qua đó giảm áp lực xuống hệ thống thoát nước thành phố.

Thúy Nga hỏi:
Hiện nay, trên mạng đang loạn dịch vụ thông cống. Cống nhà tôi khoảng 5m, chỗ thì thu 600.000 đồng/lần thông, chỗ thì thu 400.000 đồng, mà đều dùng máy "con chuột" của Trung Quốc. Công ty thoát nước có cho người dân thuê loại máy này để tự thông không? Và công ty tư vấn giá thông cống thế nào là hợp lý?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Công ty Thoát nước Hà Nội không tổ chức thực hiện dịch vụ thông cống trong nhà dân. Với các trường hợp hệ thống thoát nước ngoài nhà bị ách tắc, đề nghị người dân thông báo qua đường dây nóng: 02439746225; 02439742245.

Công ty Thoát nước Hà Nội sẽ hỗ trợ giải quyết. Các trường hợp quảng cáo như trên đều là giả mạo và mạo danh công ty.

Tuy nhiên, thời tiết hiện nay đang có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nói chung cũng như lực lượng CSGT làm nhiệm vụ ngoài đường nói riêng. Trong gian vừa qua, nhiệt độ mặt đường có lúc đo được lên tới hơn 50 độ C. Việc phải làm nhiệm vụ trên mặt đường với nhiệt độ khủng khiếp như vậy cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của CBCS. 

Chúng tôi cũng mong muốn người dân chia sẻ những khó khăn này với lực lượng CSGT bằng cách chấp hành nghiêm những quy định về đảm bảo an toàn giao thông.

Trong mùa mưa bão, người dân đặc biệt là những bạn đi xe máy, mô tô cần chủ động mang theo áo mưa...để khi mưa đột ngột sẽ có áo mưa phòng tránh mưa ướt, ảnh hưởng đến sức khỏe, không bị ốm. 

Chu Hưởng hỏi:
Nếu tôi đang di chuyển dưới trời mưa, mà bị thụt xuống cống thoát nước do nắp cống bị gẫy, vỡ, thì tôi có được phía công ty thoát nước bồi thường hay không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 22

Với hệ thống thoát nước do Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội quản lý, các sự cố mất vỡ đan ga sẽ được phát hiện, có biện pháp cảnh báo kịp thời và tổ chức thay thế trong vòng 24h.

Khi mưa, các miệng ga được mở đều được Công ty đặt choạc, biển cảnh báo, đèn tín hiệu và có công nhân ứng trực, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Lê Mạnh Tiến hỏi:
Lỗi vi phạm phổ biến nhất mà CSGT đường thủy xử lý là gì vậy?
Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội): trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 23

Theo quy định của pháp luật, các lỗi vi phạm phổ biến trên đường thủy thường hay bị xử lý gồm: 

- Người điều khiển phương tiện không có bằng chứng chỉ chuyên môn, hoăc bằng chứng chỉ chuyên môn không phù hợp, không bố trí đủ đinh biên thuyền viên. 

- Phương tiện chở hàng quá vạch mớn nước (quá tải).

- Neo đậu phương tiện không đúng nơi quy định. 

 

 

Bùi Trang, Long Biên hỏi:
Khu vực Long Biên thời gian gần đây bắt đầu có hiện tượng ngập lụt, bên phía thoát nước môi trường có giải pháp gì khắc phục cho mùa mưa bão sắp tới
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Quận Long Biên là quận có tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối bài bản và đang trong quá trình tiếp tục xây dựng. Trên địa bàn quận có một số khu vực úng ngập cố hữu như Ngọc Lâm, Hoàng Như Tiếp...

Trong các năm 2016, 2017, một số điểm úng ngập trên địa bàn quận đã được giải quyết như Vũ Xuân Thiều, Cổ Linh...

Năm 2018, dự kiến khi dự án Cải tạo thoát nước Nối thông ba hồ Đầu băng - Vục - Tư Đình hoàn thành thì tình trạng úng ngập tại quận Long Biên sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thoát nước trên địa bàn quận hoàn toàn tự chảy, phụ thuộc vào mực nước sông Cầu Bây. Do vậy, khi mưa lớn, tình trạng thoát nước trên địa bàn quận chưa có khả năng chủ động tiêu thoát.

Về lâu dài, cần sớm đầu tư xây dựng các trạm bơm cưỡng bức theo quy hoạch: Cự Khối và Gia Thượng.

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 24

Bản đồ điểm cảnh báo úng ngập khu vực quận Long Biên trên phần mềm HSDC Maps

Nhữ Thị hương hỏi:
Tôi định mở một nhà hàng nổi bằng du thuyền ở Sông Hồng. Tôi có phải xin phép bên CSGT đường thủy ko? Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy có phải thông qua CSGT đường thủy hay ko?
Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội): trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 25

Theo thông tư 50/2014 của Bộ Giao thông Vận tải, quy định cấp phép các nhà nổi thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải tại địa phương đó. Vì vây, khi mở nhà hàng nổi, người dân không phải thông qua cảnh sát đường thủy. Mà chỉ khi nhà nổi đã đi vào hoạt động và có vi phạm như khai thác ngoài phạm vi vùng nước, phương tiện không đảm bảo các thiết bị an toàn... thì mới thuộc thẩm quyền xử lý của cảnh sát đường thủy. 

Nguyễn Thoan hỏi:
Các anh csgt có e ngại mùa mưa bão hay ko? Tôi thấy mùa này hay mùa nắng nóng là các anh rất vất vả
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CATP Hà Nội): trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 26

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CATP Hà Nội)

-Khi được giao nhiệm vụ thì bất cứ mùa nào dù nắng nóng hay mưa bão thì lực lượng CSGT chúng tôi đều khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn về thời tiết để có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân đi lại an toàn thông suốt. 

-Thực tế, trong những điều kiện khắc nghiệt như nắng nóng cao độ, hoặc rét hại đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn linh hoạt sử dụng các thiết bị hỗ trợ như ô che khi trời nắng, quần áo mưa chuyên dụng trong mùa mưa rét, rút ngắn thời gian ca công tác để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ chiến sỹ làm việc lâu dài và đảm bảo khi nào trên đường cũng có lực lượng làm nhiệm vụ.

nguyễn văn tú hỏi:
Khi đến mùa mưa bão để tránh đi vào những tuyến đường ngập úng tôi cần tìm hiểu và xem ở đâu để tránh những tuyến phố ngập
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 27

Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội xem trực tiếp thông tin bản đồ các điểm úng ngập trong khi giao lưu với bạn đọc Báo ANTĐ

Cảm ơn bạn. Trong tình huống mưa bão, các bạn có thể tham khảo thông tin tại các địa chỉ: 

Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội: www.hanoi.gov.vn

Trang web của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: www.thoatnuochanoi.vn

Sử dụng phần mềm miễn phí HSDC Maps trên điện thoại thông minh.

Nguyễn Thị Thu hỏi:
Nhà tôi ở khu vực thường xuyên rơi vào ngập lụt khi mưa to. Xin hỏi: Phía công ty có cung cấp loại thuyền chuyên dụng cỡ nhỏ để hỗ trợ chuyển đồ đạc, di chuyển... khi bị ngập nặng hay không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Cảm ơn câu hỏi rất thực tiễn của bạn! Tôi xin trả lời như sau:

Với câu hỏi của bạn, do không rõ địa chỉ cụ thể nên không biết nằm ở vị trí nào thường xuyên rơi vào ngập lụt khi mưa to.

Hiện nay các thông tin về các điểm có khả năng ngập, các điểm úng ngập cố hữu trên địa bàn các quận của thành phố Hà Nội, chúng tôi đã nêu trong các cuộc họp báo dưới sự chủ trì của Sở Xây dựng trước mùa mưa, ngoài ra bạn có thể tra cứu trên trang web: thoatnuochanoi.vn được liên kết với cổng thông tin điện tử của thành phố hoặc tải ứng HSDC Maps miễn phí cho điện thoại thông minh để tra cứu và có kế hoạch bảo vệ tài sản của gia đình.  

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 28

Giao diện phần mềm HSDC Maps của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội

Nguyễn Mạnh Trường hỏi:
Cháu ruột tôi cao 1m95, năng 100kg, dáng thì chuẩn vì tập thể thao nhưng hơi quá khổ, liệu có thể thi vào CSGT đường bộ đường thủy được hay ko?
Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội): trả lời:

 

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 29

Về câu hỏi này, anh (chị) hãy liên hệ trực tiếp với bộ phận tuyển sinh của các trường trong lực lượng công an. Hoặc vui lòng vào webside của các trường để tìm hiểu rõ nhất về các tiêu chí trong tuyển sinh. 

Lê Thị Nhung hỏi:
Cách đây 2 năm, dư luận phản ánh về sáng kiến bảo vệ nắp cống thoát nước bằng một khối bê tông hình tam giác. Xin hỏi sáng kiến này có phải của công ty hay không? Hiện việc triển khai nó như thế nào rồi?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Tôi xin khẳng định đây không phải "sáng kiến" của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.

Việc đặt khối bê tông lên trên nắp ga là vi phạm Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 6-12-2017 của UBND TP Hà Nội về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn TP Hà Nội. Đồng thời, việc này cũng tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông.

Công ty đã thực hiện các công tác bảo vệ nắp ga như cải tiến chất lượng ga, các kết cấu của ga để chống mất cắp... không ảnh hưởng đến phương tiện tham gia giao thông.

nguyễn duy kiên hỏi:
Liệu có phải Hà Nội bị ngập do công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa đúng tầm?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Thủ đô Hà Nội là thành phố đang phát triển với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu là Thủ đô chính trị - kinh tế - xã hội của cả nước. Do vậy, việc xây dựng, phát triển là quá trình luôn luôn thực hiện song hành với các hoạt động bình thường của Thủ đô. 

Thủ đô Hà Nội đã được quy hoạch chung, các quy hoạch chuyên ngành, phân khu và đang triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do vừa xây dựng, vừa hoạt động nên không tránh khỏi có những tồn tại, bất cập. Những tồn tại này sẽ được khắc phục khi công tác đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo các quy hoạch đã được duyệt.

Nguyễn Vũ My hỏi:
Tôi thấy các băng nhóm khai thác cát trái phép ở sông Hồng rất manh động, sẵn sàng chém người ảnh hưởng quyền lợi. Đó có phải là đối tượng để CSGT đường thủy trấn áp hay không?
Trung tá Đỗ Thế Dự, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 2, Phòng CAGT đường thủy (CATP Hà Nội): trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 30

Phòng CS Đường thủy, CATP được giao chức năng, nhiệm vụ đảm bảo TTATGT, TTXH trên 3 tuyến sông là: sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, với chiều dài 192 km, trải dài qua 17 quận huyện, 106 xã phường. Trong những năm vừa qua, do nhu cầu phát triển thủ đô phục vụ dân sinh cho xây dựng đòi hỏi có nguồn vật liệu xây dựng là cát đen.

Trong khi đó, trên địa bàn Thủ đô, việc cấp phép, khai thác nguồn cát phục vụ xây dựng còn rất hạn chế. Chính vì vậy, tình trạng khai thác cát trái phép trên các tuyến sông vẫn thường xuyên xảy ra. 

Trước tình hình phức tạp như vậy, trong những năm vừa qua, CATP Hà Nội giao nhiệm vụ cho Phòng CS Đường thủy xây dựng nhiều kế hoạch để giải quyết tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn thành phố; bám sát nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. 

Với sự ra quân quyết liệt trong những năm qua, lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy Hà Nội đã làm chủ được tình hình, chủ động giải quyết tương đối triệt để tình trạng khai thác cát trái phép trên toàn tuyến. 

Tuy nhiên, để phát hiện và bắt giữ được các phương tiện trên, lực lượng cảnh sát đường thủy cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. 

Bởi, trên tuyến địa bàn quả lý có những khu vực giáp ranh với các tỉnh lân cận như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên... lợi dụng địa bàn giáp ranh nên các đối tượng thường xuyên tổ chức khai thác cát trái phép. Nếu phát hiện ra lực lượng chức năng thì sẽ di chuyển sang địa bàn lân cận.

Chính quyền các địa phương chưa thật sự vào cuộc quyết liệt nên chưa có sự phối hợp đồng bộ, dẫn tới kết quả đấu tranh chưa cao. 

Trong công tác đấu tranh cũng gặp nhiều khó khăn, đối tượng lợi dụng địa bàn sông nước hẻo lánh, nửa đêm gà gáy, phương tiện khai thác cát thường xuyên hoạt động lưu động, nhiều chủ phương tiện thuê các đối tượng xã hội để tham gia hoạt động khai thác cát trái phép. Chúng bố trí lực lương canh gác rất cẩn thận nhằm phát hiện sự có mặt của lực lượng chức năng để tẩu thoát. 

Khi bị bắt giữ, các đối tượng thường không hợp tác, bỏ chạy, sử dụng hung khí chống trả. Nhiều trường hợp, các đối tượng điều khiển phương tiện đâm trực diện xuồng tuần tra hòng trốn thoát. 

Trước tính chất ngày càng manh động của "cát tặc", cảnh sát giao thông đường thủy đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệm vụ như hóa trang mật phục để tiếp cận, bắt quả tang và không cho đối tượng có thời gian chống trả. 

Từ đầu năm 2017 đến nay, CS giao thông Đường thủy đã bắt và xử lý 260 vụ, với 287 phương tiện khai thác cát trái phép. Đây là kết quả được đánh giá là cao nhất trên toàn quốc trong cuộc đấu tranh với "cát tặc".

Mỗi cảnh sát giao thông đường thủy luôn cố gắng, nỗ lực cao vì nhiệm vụ. Chúng tôi luôn kiên quyết phải xử lý nghiêm, góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác cát như hiện nay. Mặc dù quân số mỏng, tuyến địa bàn quản lý dài rộng, ngoài công tác tuần tra kiểm soát ATGT về ban ngày, lực lượng CS đường thủy vẫn bố trí tổ tuần tra ban đêm, vào tất cả các ngày trong tuần. Anh em luôn động viên nhau để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời đưa ra các sáng kiến, phát huy hiệu quả cao trong công việc. 

Trần Huy Nam, 36 tuổi, Đống Đa, Kỹ sư hỏi:
Để cải thiện công tác thoát nước của Thủ đô thì cần có những giải pháp gì để xử lý trước mắt và tương lai ?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 31

Ông Lê Vũ Quảng Sương trả lời câu hỏi của bạn đọc

Xin cảm ơn bạn Trần Huy Nam đã có câu hỏi rất hay. Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Để cải thiện cơ bản tình trạng tiêu thoát nước trên địa bàn Thủ đô cần tập trung  mọi nguồn lực có thể để đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch thoát nước TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 số 725/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó ưu tiên các hạng mục công trình đầu mối như các trạm bơm, các cụm hồ điều hòa, các hệ thống truyền dẫn cấp 1...

Trong giai đoạn trước mắt, tăng cường các công tác duy tu, duy trì, phát triển và giữ gìn cây xanh mặt nước, tăng hệ số thấm, tăng khả năng tự điều hòa nước, giữ gìn và bảo vệ hệ thống thoát nước, không đổ rác thải, phế thải xuống hệ thống thoát nước... không để tấm chắn, vật cản tại các ga thu... giảm lượng dầu mỡ tiêu thoát vào hệ thống thoát nước... đảm bảo khai thác tối đa các công trình thoát nước hiện có.

Đối với các khu vực đang đô thị hóa cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và thoát nước nói riêng đi trước một bước. Trong quá trình thi công dự án cần đảm bảo khả năng tiêu thoát của hệ thống thoát nước hiện có.

Nguyễn Vũ Cân hỏi:
CSGT đường thủy, đường bộ có giỏi võ hay ko? Tôi thấy nhiều vụ đối tượng chống đối rất manh động, mà không thấy cs xử lý triệt để?
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CATP Hà Nội): trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 32

- Các CBCS CAND trước khi ra công tác đều được đào tạo nghiệp vụ võ thuật để phục cho công tác chiến đấu bắt giữ tội phạm. Và hàng năm, các đơn vị đều tổ chức các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

- Trong quá trình làm nhiệm vụ, khi gặp các đối tượng có hành vi chống đối người thi hành công vụ, hoặc các nghi phạm thì lực lượng CSGT có thể sử dụng võ thuật khống chế bắt giữ đối tượng. Hoặc phối hợp với quần chúng nhân dân và các đơn vị khác để truy bắt nghi phạm. Việc xử lý sẽ bàn giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

Trương Mạnh Hoàng hỏi:
Tôi chứng kiến nhiều gia đình không làm bể phốt, mà đào lối thoát ra thẳng cống thoát nước. Các đường nước thải cũng tranh thủ được đào, dẫn thông vào cống. Điều đó có phạm luật hay không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn Trương Mạnh Hoàng. Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

Theo Quyết định 41/2017/QĐ-UBND ngày 6/12/2017 của UBND thành phố Hà Nội về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội, các hộ gia đình thuộc đối tượng áp dụng xử lý nước thải phi tập trung. Nước thải trước khi thoát ra hệ thống thoát nước của thành phố phải được xử lý cục bộ bên trong công trình.

Hệ thống thoát nước trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung phải được sự chấp thuận của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.

Là đơn vị được thành phố giao quản lý hệ thống thoát nước, Công ty Thoát nước Hà Nội sẽ thu thập tài liệu, bằng chứng về việc xả thải không qua xử lý, đấu nối, đục cống trái phép gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Thị Quỳnh hỏi:
Nếu có thông tin về một trận mưa dông rất lớn, có khả năng gây ngập diện rộng, công ty có biện pháp khẩn cấp nào để đối phó hay không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 33

Ngay từ đầu năm 2018, Công ty Thoát nước Hà Nội đã xây dựng phương án thoát nước mùa mưa năm 2018, trong đó có tính đến tình huống gặp phải mưa dông trên diện rộng và đã có phương án cụ thể để đối phó. Để thực hiện tốt công tác thoát nước mùa mưa năm 2018, Công ty đã hoàn thiện Trung tâm Giám sát Thoát nước với chức năng chính là dự báo, giám sát diễn biến mưa, lượng mưa, mực nước, giám sát tình hình hoạt động của các trạm bơm, đập điều tiết trên hệ thống thoát nước theo thời gian thực.

Phạm vi giám sát đã được phủ kín trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội với 41 trạm đo mưa, 30 trạm đo mực nước tự động; hệ thống giám sát vận hành Trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Camera giám sát 16 điểm úng ngập và các trạm bơm…, đảm bảo giám sát thường xuyên, liên tục 24/7 theo thời gian thực, chủ động trong việc điều hành giải quyết thoát nước khi mưa.

Khi có thông tin dự báo từ Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ hoặc từ Trung tâm Giám sát Thoát nước của Công ty, các lực lượng của Công ty sẽ tiến hành triển khai công tác ứng trực theo đúng kế hoạch thoát nước mùa mưa đã được duyệt.

Nguyễn Kim Giang hỏi:
Có ý kiến phản ánh rằng: Tất cả nước mưa không chảy được vào kênh thoát là do hố ngăn mùi, một sáng chế độc quyền của Busandco được bộ khoa học công nghệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Qua từng trận mưa hiệu quả ngăn mùi đâu chưa thấy, nhưng gây ảnh hưởng đến thoát nước. Điều này không đứng nguyên lý. Cứ mưa to là ngập vì sử dụng công nghệ sáng chế hữu ích của vũng tàu về hố ga ngăn mùi hiện nay tại thành phố Vinh, Nghệ An, cũng thế, hố ga ngăn mùi đã chứa đầy rác và đất bụi, không thể nạo vét vì miệng hố quá nhỏ, và các đơn vị thi công sử dụng hố ga ngăn mùi của Busandco đã bị đình chỉ sử dụng. Vậy Hà Nội có đánh giá về thực trạng này hay chưa? Nếu có thì có điều chỉnh gì cho phù hợp?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

 

Theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 thì hệ thống thoát nước của thành phố sẽ được xây dựng và cải tạo là hệ thống thoát nước riêng, nước thải và nước mưa tách riêng.

Vào thời điểm hiện tại thì các trạm xử lý, mạng lưới thu gom nước thải chưa được xây dựng hoàn chỉnh, nên vẫn có những khu vực nước thải vẫn phải thoát vào hệ thống thoát nước chung.

Công ty Thoát nước Hà nội đã nghiên cứu, phân tích và nhận thấy sáng chế hố ngăn mùi của Busandco nếu áp dụng tại Hà Nội chưa đáp ứng được một số yếu tố đặc thù của Thành phố là khi mưa lá cây, vật liệu rời sẽ theo dòng chảy vào ga thu ách tắc dòng chảy, làm tăng tình trạng úng ngập. Do vậy, loại ga này không được áp dụng ở TP Hà Nội.

Hiện Công ty Thoát nước Hà Nội tăng cường sửa chữa, sử dụng ga thu hàm ếch có tấm lắng để ngăn mùi. Các ga thu này được Công ty duy trì thường xuyên, với miệng ga thu hàm ếch việc thu dọn với tần suất 1 ngày/lần, việc nạo vét hố ga được nạo vét với tần xuất 1-3 tháng/lần tùy thuộc vào tốc độ bồi lắng. Với việc sử dụng ga thu hàm ếch có tấm lắng để ngăn mùi. Việc đảm bảo thoát nước, vận hành, quản lý duy tu, duy trì bằng thủ công cũng như bằng thiết bị cơ giới đều không ảnh hưởng.

 

Hà Thị Linh hỏi:
Công ty chúng tôi chuyên cung cấp vật tư liên quan tới thoát nước, như xe chuyện dụng, máy múc, trang thiết bị cầm tay… Xin hỏi, làm sao có thể trở thành nhà thầu cung cấp sản phẩm cho Công ty Thoát nước Hà Nội?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

 

Rất cảm ơn bạn! Nếu Công ty bạn có đầy đủ năng lực chuyên môn, các điều kiện khác theo quy định của pháp luật, mời bạn liên hệ trực tiếp với Công ty Thoát nước Hà Nội. Rất hân hạnh được hợp tác!

 

Lễ Na hỏi:
CSGT đường bộ có cần biết bơi như một tiêu chí bắt buộc hay ko? Ví dụ như khi nhà tôi ngập quá, fải bơi thuyền, mà CSGT vào hỗ trợ lại không biết bơi thì làm sao được?
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CATP Hà Nội): trả lời:

Trong quá trình đào tạo tại các trường CAND thì bơi lội là một trong những môn học được đưa vào giảng dạy và đào tạo học viên CAND, vì vậy, mỗi cán bộ chiến sỹ khi ra trường thực hiện nhiệm vụ đều có những kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó kỹ năng bơi lội đảm bảo kịp thời đáp ứng cứu hộ cứu nạn khi cần thiết mà mỗi CSBS Công an đều có.

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 34

Cảnh sát giao thông Hà Nội giúp đỡ người dân có phương tiện chết máy do ngập nước

Nguyễn Bình hỏi:
Trước mùa mưa bão, vì sao Công ty Thoát nước Hà Nội chưa công bố rộng rãi các địa điểm ngập úng trên địa bàn qua các phương tiện thông tin đại chúng cho chúng tôi biết để tránh khi có mưa ngập?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

 

Cũng như tôi đã nêu: Các thông tin về các điểm có khả năng ngập, các điểm úng ngập cố hữu chúng tôi đã nêu trong các cuộc họp báo dưới sự chủ trì của ban tuyên giáo Thành ủy, Sở Xây dựng Hà Nội trước mùa mưa, các thông tin về điểm ngập trong mưa đã được cập nhật trực tuyến tại cổng thông tin điện tử của UBND Thành phố Hà Nội. Mời bạn lưu tâm theo dõi!

 

Ngô Minh Tú hỏi:
Tôi xem tivi thấy nước ngoài có hệ thống thoát nước, chạy dây điện rất là khoa học. Có cả đường hầm rất lớn, đi bộ thoải mái ở trong. Trong đó có hệ thống thoát nước, hệ thống bó dây điện rất hay. Xin hỏi cả điện và nước rằng: 1. Các anh chị có kế hoạch làm như nước ngoài không? Để đảm bảo khoa học, hiệu quả? 2. Tôi thấy công nhân điện rất cực nhọc, phải chui xuống hầm nước vừa nông, vừa bẩn, để kéo dây. Vậy bao giờ mới cải thiện tình trạng này?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

 

Hệ thống này là hệ thống công trình ngầm kết hợp nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện, thông tin, ga, cấp, thoát nước...

Các đường hầm này có kích thước lớn, nằm sâu dưới đô thị.

Tuy nhiên, để áp dụng cần nghiên cứu đánh giá toàn diện nhiều mặt của dự án như: những tác động của dự án đến môi trường và mực nước ngầm cung cấp nước sinh hoạt; điều kiện địa chất thủy văn; nguồn lực kinh tế; bảo tồn văn hóa...

Để đáp ứng yêu cầu tiêu thoát nước của Thành phố, cần tập trung thực hiện Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 số 725 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên các công trình đầu mối như hồ điều hòa, trạm bơm…

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 35

Hệ thống cống dẫn nước khổng lồ nằm bên dưới mặt đất ngay gần thủ đô Tokyo, Nhật Bản

 

Thái Việt hỏi:
Cống nhà tôi hay bị tắc. Khi cần tìm dịch vụ thông cống, tôi tra google và thấy hầu như kết quả tìm kiếm nào cũng bảo họ là dịch vụ của công ty thoát nước hà nội. Rồi cả những chỗ dán giấy quảng cáo cũng ghi công ty thoát nước hà nội. Có đúng họ là người của công ty không? Làm sao tôi kiểm tra được? Công ty có cung cấp dịch vụ thông tắc cống, bồn cầu... không ạ?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

 

Công ty Thoát nước Hà Nội có trách nhiệm duy tu, duy trì đảm bảo hệ thống thoát nước TP, khi có sự cố về thoát nước, người dân có thể liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng SĐT: 02439746225; 02439742245

Công ty sẽ cử nhân viên kiểm tra và hỗ trợ người dân giải quyết. Tuy nhiên, đề nghị người dân lưu ý, Công ty chỉ xử lý sự cố bên ngoài công trình, không thông tắc bồn cầu, hệ thống thoát nước bên trong nhà...

Công ty sẵn sàng phục vụ người dân tốt nhất.

Ngoài số điện thoại nêu trên, Công ty không dán quảng cáo, cũng không đăng báo... về các dịch vụ thông tắc bồn cầu... Tất cả thông tin đó đều là giả mạo, mạo danh công ty.

 

Phạm Tuấn Tú hỏi:
Khi đi trên đường, tôi thấy ở một số đoạn đường, nắp cống lại in tên riêng của khu đô thị ở đó. Như là khu Hapulico, nắp cống thoát nước đều in chữ của khu đô thị này. Xin hỏi, hệ thống thoát nước ở đó có phải là hệ thống riêng, hay vẫn là của Thoát nước Hà Nội.
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

 

Hiện nay, có một số dự án, các cấu kiện thoát nước được Chủ đầu tư đặt thiết kế riêng để phù hợp với các yêu cầu của dự án. Những dự án này sau khi được đầu tư xây dựng sẽ bàn giao về Thành phố quản lý theo phân cấp tại Quyết định 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hiện trên địa bàn các quận chỉ có khu Hapulico ở quận Thanh Xuân không nằm trong danh mục Thành phố quản lý, hiện HTTN là do khu tự quản lý duy tu, duy trì đảm bảo công tác thoát nước. Xin trân trọng cảm ơn!

 

Tùng Dương hỏi:
Tại khu vực huyện Thanh Trì có hiện tượng kẻ nghiện lấy trộm nắp cống thoát nước đi bán đồng nát, gây nguy hiểm cho người dân và trẻ em khi di chuyển lúc tối trời. Xin hỏi Công ty có biện pháp gì để chống mất trộm nắp cống thoát nước không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

 

Với hệ thống thoát nước do Công ty Thoát nước Hà Nội quản lý, các sự cố mất vỡ đan ga sẽ được phát hiện, có biện pháp cảnh báo kịp thời và tổ chức thay thế trong vòng 24h.

Với tình trạng trộm cắp ga gang, Công ty Thoát nước Hà Nội thường xuyên có lực lượng quản lý hệ thống để kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, đồng thời đưa vào áp dụng các chủng loại vật tư mới như composit, các loại ga có khóa...

Chúng tôi cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền và công an các địa phương để tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm trộm cắp nắp đan ga. Những hành vi trộm cắp, phá hoại này hết sức nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông. Chúng tôi cũng mong người dân giúp đỡ, phát hiện và tố giác kịp thời với cơ quan chức năng các hành vi trộm cắp, phá hoại hệ thống thoát nước.

Với câu hỏi của bạn, "khu vực huyện Thanh Trì" do không rõ địa chỉ cụ thể nên không biết có nằm trong phạm vi quản lý của Công ty hay không. Bạn vui lòng cung cấp địa chỉ cụ thể qua đường dây nóng 0243.974.62.25, 0243.976.22.45 của Công ty. Chúng tôi sẽ làm hết trách nhiệm! Xin cảm ơn!

Giao lưu trực tuyến "An toàn, chống úng ngập mùa mưa bão" năm 2018 ảnh 36Người dân cần báo ngay đến đường dây nóng nếu phát hiện những nắp hố ga bị lấy cắp

Ngô Duy Tín hỏi:
Có ý kiến đề xuất ý tưởng khá táo bạo là Hà Nội cần xây dựng các hệ thống ngầm lớn, vừa dùng để giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác, khi có mưa lớn, mở hầm là thành kênh thoát nước được bơm hút xả ra sông Hồng. Quan điểm của Công ty Thoát nước Hà Nội về vấn đề này như thế nào? Đã có chủ trương hay dự án nào về việc này hay chưa?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Về việc này, trên thế giới một số nước đã thực hiện, việc học tập và thực hiện được cũng rất tốt cho công tác thoát nước của Thủ đô. Tuy nhiên, để áp dụng cần nghiên cứu đánh giá toàn diện nhiều mặt của dự án: những tác động của dự án đến môi trường và mực nước ngầm cung cấp nước sinh hoạt; điều kiện địa chất thủy văn; nguồn lực kinh tế; bảo tồn văn hóa...

Để đáp ứng yêu cầu tiêu thoát nước của Thành phố, cần tập trung thực hiện Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 số 725 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên các công trình đầu mối như hồ điều hòa, trạm bơm…

Nguyễn Vân Anh hỏi:
Ngã tư Lý Thường Kiệt – Phan Bội Châu là điểm đen úng ngập từ rất lâu rồi. Cứ mưa là khu vực này ngập nặng. Hà Nội cũng đã giải quyết được nhiều điểm úng ngập, vì sao không được giải quyết dứt điểm úng ngập tại ngã tư này. Điểm đen úng ngập này cũng rất gần Phòng CSGT đường bộ, đường sắt. Phòng CSGT có phối hợp gì để giải quyết?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Nguyên nhân ngã tư Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt là điểm úng ngập cố hữu của thành phố do: Cống ngầm phố Phan Bội Châu có tiết diện không lớn và đã xuống cấp do thời gian sử dụng trên 60 năm nên khả năng thoát nước đã giảm đi một cách đáng kể không còn đáp ứng được với mật độ dân cư và tốc độ đô thị hóa của Thành phố.

Mặt khác, cao độ mặt đường phố Phan Bội Châu (đoạn trước khách sạn Sài Gòn) (cos 5.90) thấp hơn khu vực xung quanh (cos 6.50) trung bình 60cm. Đây là điểm tụ thủy của khu vực, đồng thời diện tích mặt đất tự nhiên để nước ngấm xuống đã giảm nhiều do với trước đây do bê tông hóa mặt đường và công trình kiến trúc làm cho thời gian tập trung nước rất nhanh khi có mưa lớn từ các khu vực như Hai Bà Trưng, Lê Duẩn, Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu... và các tuyến phố lân cận dồn về gây úng ngập cục bộ.

Hàng năm, bằng các giải pháp duy trì thường xuyên như nạo vét cống ngầm, cống ngang, hệ thống thoát nước tại khu vực trên luôn đảm bảo sạch bùn, lòng cống thông thoáng. Khi mưa, Công ty bố trí công nhân ứng trực để mở nắp ga thu tăng khả năng thu nước, bố trí xe bơm cống suất 1800m3/h để bơm cưỡng bức nhằm tăng khả năng thoát nước của tuyến cống phố Phan bội Châu.

Qua theo dõi các trận mưa: Đối với các trận mưa có cường độ 50mm/2h, ngã tư Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt không xảy ra úng ngập; Đối với các trận mưa có cường độ trên 50mm/2h, tại vị trí trên xảy ra úng ngập với mức độ ngập sâu trung bình từ 0.3-0.40cm, thời gian rút nước khoảng 30 phút sau mưa;

Trong thời gian tới, Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị chuẩn bị thi công nhà ga S12 trên phố Trần Hưng Đạo, Công ty Thoát nước Hà nội sẽ nghiên cứu, phối hợp với Chủ đầu tư bổ sung phương án khớp nối hệ thống thoát nước phố Phan Bội Châu vào hệ thống thoát nước mới trên phố Trần Hưng Đạo để giảm úng ngập cho khu vực trên.

Nguyễn Phú An hỏi:
Nhà tôi có nghề đúc kim loại. Xin hỏi muốn thầu làm nắp cống cho bên công ty thoát nước thì phải có điều kiện gì không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Rất cảm ơn bạn! Nếu gia đình bạn có đầy đủ năng lực chuyên môn, các điều kiện khác theo quy định của pháp luật, mời bạn liên hệ trực tiếp với Công ty Thoát nước Hà Nội. Rất hân hạnh được hợp tác!

Văn Quang hỏi:
Ở khu nhà tôi ở, tôi chứng kiến rất nhiều ô tô ngang nhiên lao lên trên nắp cống thoát nước để đỗ, khiến nắp cống chỉ được một thời gian là bị vỡ, gẫy. Xin hỏi: Trong trường hợp đó, tôi có thể báo cho đầu mối nào của Công ty thoát nước để được cung cấp bằng chững và xử phạt?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Trường hợp phương tiện giao thông dừng, đỗ sai quy định, gây hư hỏng cấu kiện thoát nước, đề nghị người dân khi phát hiện báo ngay cho cơ quan chức năng sở tại để có biện pháp xử lý theo quy định, đồng thời thông báo cho Công ty Thoát nước Hà Nội theo số điện thoại: 0243.974.62.25, 0243.976.22.45 để Công ty thực hiện sửa chữa, thay thế đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện di chuyển. Rất mong nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía người dân.

Bảo Ngọc hỏi:
Nếu tôi đang di chuyển dưới trời mưa, mà bị thụt xuống cống thoát nước do nắp cống bị gẫy, vỡ thì tôi có được phía Công ty Thoát nước bồi thường hay không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Với hệ thống thoát nước do Công ty Thoát nước Hà Nội quản lý, các sự cố mất vỡ đan ga sẽ được phát hiện, có biện pháp cảnh báo kịp thời và tổ chức thay thế trong vòng 24h. Khi mưa, các miệng ga được mở đều được Công ty đặt choạc, biển cảnh báo, đèn tín hiệu và có công nhân ứng trực, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Phan Thu Trang hỏi:
Nếu có thông tin về một trận mưa dông rất lớn, có khả năng gây ngập diện rộng, công ty có biện pháp khẩn cấp nào để đối phó hay không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Ngay từ đầu năm 2018, Công ty Thoát nước Hà Nội đã xây dựng phương án thoát nước mùa mưa năm 2018, trong đó có tính đến tình huống gặp phải mưa dông trên diện rộng và đã có phương án cụ thể để đối phó. Để thực hiện tốt công tác thoát nước mùa mưa năm 2018, Công ty đã hoàn thiện Trung tâm Giám sát Thoát nước với chức năng chính là dự báo, giám sát diễn biến mưa, lượng mưa, mực nước, giám sát tình hình hoạt động của các trạm bơm, đập điều tiết trên hệ thống thoát nước theo thời gian thực. Phạm vi giám sát đã được phủ kín trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội với 41 trạm đo mưa, 30 trạm đo mực nước tự động; hệ thống giám sát vận hành Trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Camera giám sát 16 điểm úng ngập và các trạm bơm…, đảm bảo giám sát thường xuyên, liên tục 24/7 theo thời gian thực, chủ động trong việc điều hành giải quyết thoát nước khi mưa.

Khi có thông tin dự báo từ Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ hoặc từ Trung tâm Giám sát Thoát nước của Công ty, các lực lượng của Công ty sẽ tiến hành triển khai công tác ứng trực theo đúng kế hoạch thoát nước mùa mưa đã được duyệt.

Ngô Duy Lương hỏi:
Cách đây 2 năm, dự luận phản ánh về sáng kiến bảo vệ nắp cống thoát nước bằng một khối bê tông hình tam giác. Xin hỏi sáng kiến này có phải của công ty hay không? Hiện việc triển khai nó như thế nào rồi?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Về phản ánh của bạn Công ty thoát nước không được rõ, vì đây không phải sáng kiến của Công ty và Công ty cũng không triển khai sáng kiến này trên địa bàn Công ty quản lý. Quan điểm của Công ty về công tác bảo vệ nắp ga là cải tiến chất lượng ga, các kết cấu của ga để chống mất cắp...không ảnh hưởng đến phương tiện tham gia giao thông.

Phan Nhật Linh hỏi:
Nhà tôi ở khu vực thường xuyên rơi vào ngập lụt khi mưa to. Xin hỏi: Phía công ty có cung cấp loại thuyền chuyên dụng cỡ nhỏ để hỗ trợ chuyển đồ đạc, di chuyển… khi bị ngập nặng hay không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Với câu hỏi của bạn, do không rõ địa chỉ cụ thể nên không biết nằm ở vị trí nào thường xuyên rơi vào ngập lụt khi mưa to.

Hiện nay các thông tin về các điểm có khả năng ngập, các điểm úng ngập cố hữu trên địa bàn các quận chúng tôi đã nêu trong các cuộc họp báo dưới sự chủ trì của Sở Xây dựng trước mùa mưa, mặt khác bạn có thể tra cứu trên trang web: thoatnuochanoi.vn được liên kết với cổng thông tin điện tử của Thành phố hoặc tải ứng HSDC Maps miễn phí cho điện thoại smartphone để tra cứu để có kế hoạch bảo vệ tài sản của gia đình.  

Bùi Hưng hỏi:
Tôi chứng kiến nhiều gia đình không làm bể phốt, mà đào lối thoát ra thẳng cống thoát nước. Các đường nước thải cũng tranh thủ được đào, dẫn thông vào cống. Điều đó có phạm luật hay không?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

Theo Quyết định 41/2017/QĐ-UBND ngày 06/12/2017 của UBND thành phố Hà Nội về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội, các hộ gia đình thuộc đối tượng áp dụng xử lý nước thải phi tập trung. Nước thải trước khi thoát ra hệ thống thoát nước của thành phố phải được xử lý cục bộ bên trong công trình.

            Là đơn vị được thành phố giao Quản lý HTTN, Công ty Thoát nước Hà Nội sẽ thu thập tài liệu, bằng chứng về việc xả thải không qua xử lý gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Vũ Văn Tập hỏi:
Trận mưa gần đây nhất khiến nhiều nơi bị ngập. Vậy những công nghệ mới, giải pháp mới đã được ứng dụng hiệu quả ra sao?
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: trả lời:

 

Để tăng hiệu quả, Công ty Thoát nước Hà Nội đã từng bước áp dụng các giải pháp công nghệ vào công tác quản lý và sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng công việc. Cụ thể:

1. Xây dựng và hoàn thiện Trung tâm Giám sát Thoát nước:

Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội được hình thành từ cuối năm 2016 đặt tại tầng 2 trụ sở Công ty số 65 Vân Hồ III - Phường Lê Đại Hành - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Với mục tiêu tin học hóa công tác quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, phù hợp với thực tế quản lý vận hành cũng như tình hình phát triển mở rộng phạm vi của hệ thống thoát nước Thủ đô Hà Nội.

            Chức năng chính của Trung tâm là dự báo, giám sát diễn biến mưa, lượng mưa, mực nước, giám sát tình hình hoạt động của các trạm bơm, đập điều tiết trên hệ thống thoát nước. Phạm vi giám sát đã được phủ kín trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội với 41 trạm đo mưa, 30 trạm đo mực nước tự động; hệ thống giám sát vận hành Trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Camera giám sát 16 điểm úng ngập và các trạm bơm…, đảm bảo giám sát thường xuyên, liên tục 24/7 theo thời gian thực, chủ động trong việc điều hành giải quyết thoát nước khi mưa. Các thông số của Trung tâm đã được liên kết với cổng thông tin điện tử của Thành phố Hà Nội tại địa chỉ http://hanoi.gov.vn hoặc tại địa chỉ http://thoatnuochanoi.vn của Công ty để người dân có thể truy cập, nắm bắt tính tình diễn biến các trận mưa, điểm úng ngập trên địa bàn thành phố.

2. Cải tiến các cửa điều tiết A, B, C của kênh bao Yên Sở: Giúp đưa nước từ hệ thống về trạm bơm nhanh hơn. Qua theo dõi, sau khi mưa khoảng 2 giờ, mực nước trên hệ thống mới về đến trạm bơm Yên Sở. Do đó, Công ty đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp cải tạo các cửa điều tiết nói trên nhằm đưa nước về trạm bơm sớm hơn. Qua thẽo dõi trận mưa ngày 12 và 13/5, sau khi mưa khoảng 1 giờ, nước trên hệ thống đã về đến trạm bơm Yên Sở, đủ điều kiện vận hành bơm để tiêu thoát nước cho thành phố.

3. Cơ giới hóa:

Công ty đã từng bước đầu tư và áp dụng các trang thiết bị cơ giới vào sản xuất, thay thế cho hình thức sản xuất thủ công. Từ năm 2017, Công ty đã thực hiện công tác nạo vét bằng cơ giới với hệ thống thoát nước phía trong đường Vành đai 3 với các tuyến đủ điều kiện. Trong năm 2017, bằng các thiết bị cơ giới Công ty thực hiện nạo vét bùn cống ngầm 360,807km; Nạo vét mương sông với khối lượng đạt 51.220m3; Nạo vét hồ (dây truyền C2 cải tiến) với khối lượng đạt 69.000m3 (6 hồ); Nạo vét hơn 90.000 lần ga thu, miệng hàm ếch trong đường Vành đai 3. Trong năm 2018, Công ty dự kiến tăng khối lượng nạo vét bằng dây chuyền cơ giới từ 20-30% so với năm 2017.

Ngoài công tác duy tu duy trì, Công ty còn xây dựng kế hoạch ứng trực bằng phương tiện cơ giới cụ thể, chi tiết cho từng vị trí, từng khu vực. Triển khai ứng trực kịp thời, đúng kế hoạch với đầy đủ phương tiện, thiết bị, công cụ dụng cụ, nhân lực (với 108 xe hút, téc, phản lực; 23 máy phát điện 5 - 30KVA; 2 xe bơm di động 1.800 m3/h; 09 máy bơm chìm 100 - 150m3/h; 12 tổ máy bơm di động 200 - 300m3/h và hơn 140 ô tô chuyên dùng, máy xúc, xe tải cẩu...).