Giải pháp "vàng" cho người rối loạn lipid máu

ANTD.VN - Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công sản phẩm thảo dược, giúp kiểm soát chỉ số lipid máu một cách an toàn, hiệu quả!

Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là bệnh mỡ máu, máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao) là tình trạng bất thường của các chỉ số mỡ máu.

Theo chuyên gia, chỉ số mỡ máu bao gồm các thành phần:

- LDL-cholesterol còn được gọi là cholesterol “xấu” bởi nếu tăng cao, có thể tích tụ và gây xơ vữa động mạch.

- HDL-cholesterol được coi là tốt vì nó giúp vận chuyển LDL-cholesterol đến gan, từ đó đào thải khỏi cơ thể.

- Triglycerid (chất béo trung tính): Calo dư thừa sẽ tích tụ dưới dạng chất béo trung tính, nếu chỉ số này quá cao có thể gây viêm tụy.

- Cholesterol toàn phần = LDL-cholesterol + HDL-cholesterol + 0,2 x triglycerid.

Rối loạn lipid máu là tình trạng bất thường của các chỉ số mỡ máu

Rối loạn lipid máu xảy ra khi:

- LDL-cholesterol > 3,3 mmol/L.

- Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L.

- Triglycerid > 2,2 mmol/L.

- HDL-cholesterol < 1,3 mmol/L.

>>> Xem thêm: Rối loạn lipid máu là bệnh lý như nào - Chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân tư vấn TẠI ĐÂY.

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

Hiện nay, chứng rối loạn lipid máu ngày càng gia tăng, đặc biệt có xu hướng trẻ hóa. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc mỡ máu tăng nhanh nhất ở độ tuổi từ 35 đến 44 (chiếm 41,7%). Hiện tượng này xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Ăn nhiều chất béo

Chất béo bão hòa có trong thịt bò, bơ và một số sản phẩm từ sữa nguyên kem khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn cũng làm tăng mỡ máu do chứa nhiều chất béo chuyển hóa.

Tiêu thụ quá nhiều chất béo gây rối loạn lipid máu

Béo phì

Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 30 có khả năng mắc rối loạn lipid máu cao hơn so với người bình thường. Người béo phì sẽ phải đối mặt với nguy cơ giảm cholesterol tốt (HDL-cholesterol), tăng cholesterol xấu (LDL-cholesterol) trong cơ thể.

Lười vận động

Lười vận động khiến bạn có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì, dẫn đến rối loạn lipid máu. Nghiên cứu cho thấy, tập thể dục giúp làm giảm LDL-cholesterol từ 5 đến 10%, đồng thời tăng HDL-cholesterol lên từ 3 đến 6%.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90% các ca tử vong do ung thư phổi. Đặc biệt, thuốc lá làm giảm lượng cholesterol tốt trong máu, gây ra các tổn thương trên thành mạch.

>>> Xem thêm: Người bị máu nhiễm mỡ nên uống gì? TẠI ĐÂY.

4 gợi ý hay dành cho người rối loạn lipid máu

Nhiều người cảm thấy lo lắng trong việc tìm kiếm cách cải thiện chỉ số lipid máu, giúp phục hồi sức khỏe. Dưới đây là các gợi ý dành cho bạn:

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Người bị rối loạn lipid máu nên: Bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu,... Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, natri và chất béo bão hòa trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện chỉ số lipid máu

- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì: Giảm cân có thể giúp tăng HDL-cholesterol và giảm LDL-cholesterol. Do đó, hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tăng cường vận động để đưa cân nặng về mức ổn định.

- Bỏ hút thuốc lá: Điều này có lợi cho sức khỏe của tim. Nghiên cứu chỉ ra khi bạn bỏ thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hiệu quả.

- Tăng cường vận động: Điều này giúp tăng HDL-cholesterol và giảm LDL-cholesterol hiệu quả. Bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội,…

Có bí quyết thảo dược - Không lo rối loạn lipid máu!

Theo thống kê mới nhất của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn lipid máu, trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%. Đây thực sự là một con số đáng báo động, khiến không ít người hoang mang.

Xét về bản chất, có 2 cách để điều trị rối loạn lipid máu (chủ yếu là lipid tăng cao) là giảm tổng hợp lipid và tăng tiêu thụ lipid bằng cách tăng vận chuyển lipid từ máu vào tế bào, mô để sử dụng. Sự thật, hầu hết các thuốc tây điều trị rối loạn lipid máu chỉ chú trọng vào quá trình giảm tổng hợp, nghĩa là giảm sản xuất lipid, nhờ đó mà lipid trong máu cũng giảm. Tuy nhiên, cần hiểu lipid trong máu cao không có nghĩa là lipid trong tế bào cũng cao. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, quá trình vận chuyển mỡ (lipid) từ máu vào mô bị tắc nghẽn, dẫn đến hàm lượng trong máu tăng cao, còn mỡ (lipid) trong mô thấp. Vì vậy, nếu tiếp tục dùng thêm các thuốc giảm tổng hợp lipid sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy giảm chức năng gan thận,…

Do đó, xu hướng hiện nay là đi theo con đường thứ 2, tăng vận chuyển lipid từ máu vào trong mô, tăng tiêu thụ lipid tại mô để sinh năng lượng cho cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi cho người bệnh.

Thấu hiểu thực tế trên, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu công thức thảo dược không chỉ tác động vào quá trình tổng hợp, mà còn tăng vận chuyển lipid ở trong máu đến các mô đích (đây được coi là phương án tối ưu, đưa lipid máu tăng cao đến nơi cần để sử dụng), giúp tăng cường các chức năng trong cơ thể, khiến cơ thể khỏe mạnh. Các thành phần trong sản phẩm mang tới công dụng:

- Chiết xuất chính từ cao lá sen, tỏi, ức chế hấp thu lipid và glucid, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa lipid và điều hòa năng lượng, làm giảm cholesterol toàn phần, triglyceride, cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt. Đặc biệt, cao lá sen cũng cho thấy tác dụng chống oxy hóa nhờ đó nâng cao sức đề kháng, tăng cường quá trình vận chuyển mỡ từ máu vào mô. Bên cạnh đó, chiết xuất tỏi ở liều thấp có tác dụng tương đương statin liều cao, ức chế cả quá trình sản xuất lipid.

- Hoàng bá ngoài tác dụng chữa tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm ống mật,... còn có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch, làm giảm nồng độ cholesterol và lipid toàn phần. Curcumin chiết xuất từ củ nghệ giúp hạ cholesterol và lipid toàn phần trong máu một cách rõ rệt. Đặc biệt, curcumin ở dạng cucurma phospholipid hấp thu mạnh hơn bình thường, nhờ đó tăng cường hiệu quả giảm cholesterol và lipid toàn phần.

- Vitamin B5 và Acid alpha lipoic (ALA) có tác dụng tốt trong việc giảm lipid máu. Đặc biệt, dẫn xuất của vitamin B5 giúp cải thiện nồng độ lipid trong máu và gan, giảm triglyceride, hạ cholesterol toàn phần. ALA đem đến tác dụng chống oxy hóa, và gốc tự do cực mạnh, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch, giảm mỡ máu.

Rối loạn lipid máu ngày càng phổ biến, việc nhận biết các triệu chứng ban đầu còn khó khăn, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng trên bằng cách sử dụng sản phẩm thảo dược có chiết xuất chính từ cao lá sen mỗi ngày!

>>> Xem thêm: Mỡ máu cao bao nhiêu là nguy hiểm? TẠI ĐÂY

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz – Dùng cho người rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu là tình trạng ngày càng phổ biến, gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ não, thậm chí dẫn tới tử vong.

Để điều hòa lipid và ổn định cholesterol trong máu, xu hướng sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc tự nhiên ngày càng được ưa chuộng. Một trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz. Sản phẩm có thành phần gồm: Cao lá sen, chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, ALA, curcuma phospholipid. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz là công thức hỗ trợ giảm cholesterol máu, hỗ trợ dự phòng rối loạn lipid máu, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Đối tượng sử dụng: Dùng cho những người có rối loạn lipid máu: Tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL-C, tăng VLDL-C, tăng triglycerid, giảm HDL-C; Người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, béo phì, những người thường xuyên uống nhiều bia, rượu,…Giải pháp "vàng" cho người rối loạn lipid máu ảnh 4

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi: 18006304

Hotline (Zalo/Viber): 0917 214 851/ 0975 284 017.

 Website: https://lipidcleanz.com/

Số GPQC: 1033/2020/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.